5158
|
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất của cây hướng dương
|
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và năng suất của một số giống hướng dương nhập nội trong vụ xuân năm 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với ba lần nhắc lại trên hai giống hướng dương Roshia và Yuyoo 3. Các công thức mật độ thí
nghiệm bao gồm 83.333, 55.556 và 41.667 cây/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng mật độ trồng, chiều cao thân chính, chỉ số diện tích lá, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tăng, trong khi chu vi đĩa hạt, diện tích lá, khối lượng chất xanh, khối lượng chất khô tích lũy và năng suất cá thể có xu hướng giảm. Ở mật độ trồng
83.333 cây/ha, năng suất của hai giống hướng dương đạt cao nhất (3,94 tấn/ha với giống Roshia và 3,28 tấn/ha với giống Yuyoo 3).
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Đinh Thái Hoàng
3. Nguyễn Văn Lộc
4. Nguyễn Việt Long
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5210
|
Mindsponge-based investigation into the non-linear effects of threat perception and trust on recycled water acceptance
|
The water scarcity crisis is becoming more severe across the globe and recycled water has been suggested as a feasible solution to the crisis. However, expanding the use of potable and recycled public water has been hindered by public acceptance. Previous studies suggest threat perception and trust of provided information have positive linear relationships with recycled water acceptance. However, given the complex filtering role of trust in the human mental process, we argue that the effects of threat perception and trust may have non-linear relationships with acceptance of recycled water for drinking. To support and validate this argument, we employed Bayesian Mindsponge Framework analytics on 726 Spanish residents. We found that individuals more concerned about water shortage are less likely to accept using recycled water for drinking if their trust in the water quality and safety is low. Meanwhile, people more concerned about water shortage are more likely to accept using recycled water for drinking if they trust the water quality and safety. The findings suggest the non-linear relationships between threat perception, trust, and recycled water acceptance while validating mindsponge-based reasoning. Moreover, the results also highlight the importance of trust in influencing the mental process’s outcome: recycled water acceptance.
|
1. Nguyễn Thị Phượng
|
2023
|
Việt Nam
|
The VMOST Journal of Social Sciences and Humanities
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5244
|
ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT HỢP PHÂN BÓN GỐC VỚI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CÀ TÍM
|
Thí nghiệm nhằm xác định loại phân hữu cơ bón gốc và bón lá phù hợp cho sự sinh trưởng và năng suất cây cà
tím tại Gia Lâm, Hà Nội. Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần nhắc lại. Nhân
tố thứ nhất là các loại phân bón gốc bao gồm: P1 - Phân gà, P2 - Phân Minori, P3 - Phân vô cơ, P4 - Phân trùn quế.
Nhân tố thứ hai là các loại phân hữu cơ bón lá bao gồm: C1 - Phân O-MIC, C2 - Phân HB101. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, phân trùn quế ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất của cà tím (năng suất đạt 13,57 tấn/ha).
Phân bón lá HB101 ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng và năng suất cà tím so với phân O-MIC (năng suất đạt
11,05 tấn/ha cao hơn 0,73 tấn/ha). Kết hợp sử dụng phân trùn quế và phân bón lá HB101 cho năng suất cà tím cao
nhất đạt 14,05 tấn/ha, nhiều hơn 2,89 tấn/ha so với bón phân vô cơ kết hợp O-MIC và 2,39 tấn/ha so với bón phân
vô cơ kết hợp HB101.
|
1. Thiều Thị Phong Thu 2. Trần Thị Thiêm
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5245
|
Ảnh hưởng của làm cỏ và mật độ cấy đến cỏ dại và sinh trưởng, năng suất giống lúa Hương thuần 8 canh tác theo hướng hữu cơ
|
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của số lần làm cỏ và mật độ cấy đến kiểm soát cỏ dại và năng suất lúa
Hương thuần 8 canh tác theo hướng hữu cơ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu split-plot với ba lần nhắc lại. Nhân tố
ô chính là số lần làm cỏ: Không làm cỏ (L0), làm cỏ một lần sau cấy 20 ngày (L1), làm cỏ hai lần sau cấy 20 ngày và
40 ngày (L2) và làm cỏ thường xuyên (mỗi lần làm cỏ cách nhau 20 ngày cho đến khi lúa trỗ, L3). Nhân tố ô phụ là
mật độ cấy: 30 khóm/m2
(M1), 40 khóm/m2
(M2) và 50 khóm/m2
(M3). Kết quả cho thấy tăng số lần làm cỏ kết hợp
với tăng mật độ cấy đã làm giảm số lượng và khối lượng chất khô của cỏ, dẫn đến tăng hiệu quả trừ cỏ. Các chỉ tiêu
về sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, các yếu tố cấu thành và năng suất lúa cũng tăng đáng kể khi tăng đồng thời số lần
làm cỏ từ L0 lên L2 và tăng mật độ cấy từ M1 lên M2. Tuy nhiên, khi tăng số lần làm cỏ từ L2 lên L3 cũng như tăng
mật độ cấy từ M2 lên M3 không có sự sai khác về chỉ tiêu năng suất. Năng suất hạt cao nhất đạt được ở công thức
L2M2, L2M3, L3M2 và L3M3 (4,34-4,47 tấn/ha).
|
1. Thiều Thị Phong Thu 2. Nguyễn Thị Loan (NH) 3. Trần Thị Thiêm
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5261
|
Đặc điểm hoa, quả, hạt và chất lượng hạt phấn của các mẫu giống Ngải tiên (Hedychium spp.) trồng tại Gia Lâm -Hà Nội
|
Chi Ngải tiên (Hedychium) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) được biết đến với công dụng làm thuốc và làm cảnh.
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào mô tả đặc điểm hoa, quả, hạt, hạt phấn và đặc điểm chín của nhị và nhụy
nhằm phục vụ mục đích lai tạo giống. Đối tượng nghiên cứu là 5 mẫu giống Ngải tiên đã thu thập tại một số địa
phương của Việt Nam và được trồng tại Gia Lâm - Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối tuần tự không nhắc lại.
Kết quả cho thấy: Hoa ngải tiên có cấu tạo mang đặc trưng của họ Gừng. Các mẫu giống Ngải tiên đều nở hoa vào
buổi sáng từ 8h30-10h30, riêng NT1 (Ngải tiên Sapa 2009), NT3 (Ngải tiên Sapa 2016) nở thêm vào buổi chiều lúc
14-15h30. Nhụy chín sau khi hoa nở 30-60 phút, nhị chín sau nhụy 2,5-3h. Hạt phấn hình tròn, không dính bết,
đường kính 72,3-86,8µm, độ hữu dục 76,5-83,3%. Quả Ngải tiên là dạng quả nang, 3 ngăn, quả non màu xanh, quả
chín màu vàng, vàng nhạt hoặc cam. Hạt hình hơi tròn, có góc cạnh, được bao phủ bởi lớp thịt quả màu đỏ tươi.
Khối lượng quả 1,72-3,92 g/quả, với 8,4-17,6 hạt/quả, 2,8-5,9 hạt/ngăn, khối lượng hạt 45,17-92,34 mg/hạt, đường
kính hạt 0,32-0,39cm.
|
1. Phùng Thị Thu Hà
2. Vũ Văn Liết
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5289
|
Ảnh hưởng của thời vụ, mật độ trồng và liều lượng phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống đậu xanh TX05 tại Thái Bình
|
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè năm 2021 nhằm xác định được thời vụ, mật độ trồng và lượng phân bón phù hợp cho giống đậu xanh TX05 trên đất chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thí nghiệm thời vụ trồng với 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Thí nghiệm mật độ và lượng phân bón bố trí theo kiểu split-plot với 4 công thức mật độ và 4 mức phân bón. Các thí nghiệm đều lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu đã xác định thời vụ gieo thích hợp từ 10/6 đến 25/6, với mật độ trồng là 25 - 30 cây/m2 và lượng phân bón cho 1 ha: 1 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 400 kg vôi bột + 50 kg N : 75 kg P2 O5 : 55 kg K2 O. Với các biện pháp kỹ thuật nêu trên, giống đậu xanh TX05 cho năng suất cao nhất (đạt 1,75 - 1,81 tấn/ha) trong vụ Hè tại Thái Bình
|
1. Nguyễn Thanh Tuấn
2. Phạm Thị Ngọc (NH)
3. Vũ Văn Quang
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5299
|
Ảnh hưởng của liều lượng kali và phốt pho lên sự phát triển và năng suất đậu tương VNUAĐ2 tại Gia Lâm – Hà Nội
|
Nghiên cứu được thực hiện để xác định ảnh hưởng của liều lượng kali
và phốt pho đối với giống đậu tương VNUAĐ2. Thí nghiệm được bố
trí trong vụ xuân 2021 và theo phương pháp ô lớn ô nhỏ (split – plot)
với 3 lần lặp lại. Các mức bón kali bao gồm 0, 60, 80 và 100 kg/ha và
các mức bón phốt pho gồm 0, 70, 90 và 110 kg/ha. Ảnh hưởng của các
liều lượng bón được xác định qua đánh giá các đặc điểm sinh trưởng
và phát triển (chiều cao cây, số lá, số đốt, số cành), chỉ số diện tích
lá, số lượng và khối lượng nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất. Kết quả cho thấy bón phốt phophốt pho và kali cho cây
sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với khi không bón ở tất cả các
đặc điểm; như khi bón phốt pho, chiều cao cây trung bình dao động
từ 47,4 - 50,5 cm, số cành từ 2,2 - 2,6, số nốt sần thời kì hoa rộ từ 51,2
- 56,3 và năng suất dao động từ 1,77 - 1,81 tấn/ha so với khi không
bón tương ứng có chiều cao cây 46,1 cm, số cành 2,0, số nốt sần 48,1
và năn suất 1,74 tấn/ha. Các mức bón khác nhau ảnh hưởng đến đặc
điểm sinh trưởng, phát triển của giống VNUAĐ2 và năng suất ở các
mức độ khác nhau. Mức bón 80 kg/ha kali và 90 kg/ha phốt pho cho
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao hơn 10, 1 - 50% so
khi không bón. So với các mức bón khác nhau, mức bón 80 kg/ha kali
và 90 kg/ha phốt pho cho tổng số quả 38,1 quả/cây (cao hơn 30,9 -
36,5%), số quả chắc 36,7 quả/cây (cao hơn 6,7 - 31,5%), tỷ lệ quả 3 hạt
12,9% (cao hơn 6,6 - 29%), năng suất cá thể 11,42 g/cây (cao hơn 0,53
- 14,1%) và năng suất thực thu 1,86 tấn/ha (cao hơn 1,1 - 8,8%).Như
vậy, liều lượng bón phù hợp nhất cho giống VNUAĐ2 trong vụ xuân
là 80 kg/ha kali và 90 kg/ha phốt pho.
|
1. Vũ Thị Thúy Hằng (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5300
|
Ảnh hưởng của chất ức chế dịch mã Cycloheximide đến sự biểu hiện của gen AtZAT12 và gen AtFIT trên Arabidopsis
|
Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng vì tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử diễn ra trong
cây. Quá trình hấp thụ Fe được điều hòa chặt chẽ để nhằm đáp ứng nhu cầu của cây và được kiểm soát bởi yếu
tố phiên mã FER-like iron deficiency-induced transcription factor (FIT). FIT sẽ tăng biểu hiện khi thiếu Fe nhưng
sẽ giảm trong điều kiện đủ Fe. Tuy nhiên khi xử lý với Cycloheximide (CHX) thì sự biểu hiện này của FIT tăng cao
trong điều kiện đủ Fe. Nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu Zinc finger of Arabidopsis thaliana 12 (ZAT12), một yếu
tố ức chế của FIT có liên quan đến sự tăng cao của FIT hay không trong điều kiện đủ Fe và có xử lý CHX. Thí
nghiệm đã đánh giá sự biểu hiện của FIT và ZAT12 sau khi xử lý với CHX ở hai thời điểm kết thúc xử lý và sau
khi xử lý 4 giờ. Kết quả cho thấy sự biểu hiện của AtFIT và AtZAT12 tăng cao trên Arabidopsis Col-0 và zat12-3
trong điều kiện đủ Fe 10 ngày và có xử lý CHX. Như vậy, khi không có protein ZAT12 do đột biến hay do CHX thì
sự biểu hiện AtFIT đều tăng lên. Nghiên cứu này cung cấp cách thức gỡ bỏ quá trình ức chế FIT trong điều kiện
cây sinh trưởng trong môi trường đủ Fe.
|
1. Vũ Thị Thúy Hằng (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5301
|
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤT TINH DẦU MỘT SỐ DÒNG SẢ HOA HỒNG, Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats.
|
Sả hoa hồng [Cymbopogon martinii (Roxb.) Wats.] được dùng để tách chiết tinh dầu và sử dụng thay thế tinh
dầu hoa hồng trong công nghệ hoá mỹ phẩm. Thí nghiệm này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng,
năng suất và chất lượng của 05 dòng sả hoa hồng được chọn lọc và phân lập từ mẫu giống sả lưu giữ tại Trung tâm
Nghiên cứu Trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội (kí hiệu SSH01 - SSH05). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại trong vụ hè thu 2021 tại Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả cho thấy dòng SHH05 là dòng có
triển vọng nhất, với thời gian sinh trưởng 166 ngày, năng suất thực thu đạt 43,0 tấn/ha, hàm lượng tinh dầu trong
dược liệu tươi và khô đạt tương ứng 0,73% và 1,61%, năng suất tinh dầu đạt 313,9 kg/ha.
|
1. Vũ Thị Thúy Hằng (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5306
|
Evaluation of Biological Traits and Bioactive Compounds in Several Spinach Varieties (Spinacia oleracea L.) Grown in a Vertical Hydroponic System
|
Nội dung bài báo là kết quả khảo nghiệm 12 giống cải bó xôi nhập nội trồng trên hệ thống thủy canh NFT. Mục đich nghiên cứu là xác định giống cải bó xôi thích hợp trồng trên hệ thống NFT, cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời kết quả nghiên cứu giúp xác định những tính trạng quí từ tập đoàn cải bó xôi nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống cải bó xôi wor Việt Nam
|
1. Trần Thị Minh Hằng
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Agricultural Sciences
|
Tạp chí KHNNVN (Tiếng Anh)
|
5332
|
Ảnh hưởng của thời điểm ngập úng đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của giống lạc L14 (Arachis hypogaea)
|
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời điểm ngập úng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất của giống lạc L14 trong nhà lưới có mái che của Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Hà Nội tại vụ Xuân 2020. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên 2 yếu tố, bao gồm: yếu tố 1 là chế độ tưới bao gồm CT1 tưới bình thường và CT2 xử lý ngập nhân tạo trong 10 tuần và rút nước để trở lại độ ẩm
đất ban đầu (70 - 80%); yếu tố 2 là thời điểm gây úng bao gồm xử lý ngập ở các giai đoạn cây con (khi cây có 3 lá), ra hoa rộ (25 ngày sau khi cây bắt đầu ra hoa), quả chắc (65 ngày sau khi cây bắt đầu ra hoa). Kết
quả đã cho thấy ngập úng đều làm giảm cả chỉ tiêu sinh trưởng và sinh lý như chiều cao cây, chiều dài cành cấp 1, số lá/cây, khối lượng tươi và khả năng tích lũy chất khô, khả năng hình thành nốt sần, chỉ số đánh giá
hàm lượng diệp lục trong lá SPAD (soil plant analysis development) và hiệu suất huỳnh quang diệp lục. Duy nhất chỉ tiêu độ rò rỉ ion tăng lên phản ánh mức độ stress ngập úng cây đang trải qua. Tuy nhiên, ngập ở
giai đoạn cây con đã làm ảnh hưởng lớn đến số quả trên cây và tỷ lệ đậu quả, dẫn đến năng suất cá thể của giống L14 đã giảm 60,3% so với đối chứng. Trong khi đó, ngập ở giai đoạn ra hoa rộ và quả chắc gây ra sự suy giảm năng suất của giống lạc L14 tương đương nhau (∼31%). Như vậy, ngập úng ở giai đoạn cây con trong 10 tuần đã làm ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất của giống lạc L14.
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Lê Thị Tuyết Châm
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5334
|
Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây hoa dâm bụt (Hibiscus sinensis L.) thu thập ở Hà Nội và Hưng Yên
|
Nghiên cứu này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng di truyền phục vụ công tác chọn tạo giống cây hoa
dâm bụt. Hai mươi tư mẫu hoa dâm bụt (kí hiệu DB1 - DB24) thu thập ở Hà Nội và Hưng Yên được đánh giá 12 đặc
điểm hình thái và đa dạng di truyền bằng 9 chỉ thị phân tử SSR và ISSR. Kết quả cho thấy các mẫu dâm bụt có sự
đa dạng về hình thái lá và màu sắc hoa, với 5 nhóm màu sắc hoa chính là trắng, hồng, vàng, cam và đỏ. Màu đỏ
chiếm ưu thế với 9 mẫu giống. Kết quả phân tích đa dạng di truyền dựa trên 12 chỉ thị hình thái cho thấy ở mức
tương đồng 0,55, các mẫu giống được phân thành 05 nhóm, trong đó DB4 và DB20 ở 2 nhóm riêng biệt. 9 chỉ thị
SSR và ISSR cho 33 alen với trung bình 3,67 alen/chỉ thị và 100% alen đa hình. Giá trị PIC của 9 chỉ thị dao động từ
0,05 đến 0,47 trong đó chỉ thị HB15 có giá trị PIC cao nhất. Dựa trên chỉ thị phân tử, ở mức tương đồng 0,64; 24
mẫu giống được chia thành 03 nhóm.
|
1. Phạm Thị Ngọc (NH)
2. Đoàn Thu Thủy
3. Ngô Thị Hồng Tươi
4. Nguyễn Thị Bích Hồng
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5343
|
ẢNH HƯỞNG CỦA MẶN VÀ NẤM RỄ CỘNG SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, SINH LÝ VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT CỦA CÂY THỔ SÂM CAO LY (Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn.) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
|
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá phản ứng của cây Thổ sâm cao ly trong điều kiện mặn và vai trò
của nấm rễ cộng sinh (AMF) trong việc giảm tác hại của mặn trên cây Thổ sâm cao ly. Thí nghiệm chậu vại với 6
công thức (đối chứng tưới nước; 4g AMF; tưới 0,2% NaCl; 0,4% NaCl; 0,2% + AMF; 0,4% + AMF) được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy: stress mặn gây suy giảm khả năng phát triển của bộ rễ, lá và tích lũy
chất khô, hoạt động sinh lý, nhưng lại làm tăng hoạt chất (saponin và flavonoid tổng số) trong cây. Tưới NaCl ở liều
lượng 0,2-0,4% làm giảm một số chỉ tiêu sinh lý của cây như độ thiếu hụt bão hòa nước, độ rò rỉ ion, hiệu suất huỳnh
quang diệp lục, chỉ số SPAD. Tuy nhiên, bổ sung AMF cho cây Thổ sâm cao ly đã cải thiện hoạt động sinh lý, sinh
trưởng và hàm lượng hoạt chất trong cây, giảm mức thiệt hại trong thời gian gây mặn và giúp cây phục hồi.
|
1. Nguyễn Thị Thanh Hải
2. Đinh Thái Hoàng
3. Nguyễn Phương Mai (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5369
|
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DUNG DỊCH DINH DƯỠNG HỮU CƠ CHO RAU DỀN ĐỎ TRONG HỆ THỐNG CÁ - RAU (AQUAPONICS)
|
Dinh dưỡng hữu cơ trong hệ thống cá - rau (aquaponics) từ chất thải của cá liệu có đủ dinh dưỡng cho sự
sinh trưởng và phát triển của rau trong hệ thống? Để trả lời câu hỏi này, thí nghiệm 1 nhân tố nghiên cứu ảnh
hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng hữu cơ bổ sung qua lá khác nhau đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng của rau dền đỏ được trồng trong hệ thống cá – rau. í nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
đầy đủ (RCB) với 3 công thức (đối chứng phun nước lã; phun dung dịch dinh dưỡng hữu cơ SOYMIC V và phun
dung dịch dinh dưỡng hữu cơ SUPER HUME với nồng độ khuyến cáo cho rau ăn lá là 1%) và 3 lần nhắc lại
trong điều kiện vụ Xuân Hè và vụ Hè u năm 2022 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ phun qua lá cho rau dền đỏ đã làm tăng có ý nghĩa thống kê các đặc
điểm sinh trưởng, sinh lý, năng suất của rau dền đỏ so với công thức đối chứng phun nước lã. Trong hệ thống
cá - rau cho rau dền đỏ nên bổ sung dung dịch dinh dưỡng phun qua lá SOYMIC V với nồng độ khuyến cáo
1% cho các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, năng suất và chất lượng rau tốt nhất.
|
1. Nguyễn Thị Ngọc Dinh
2. Nguyễn Thị Ái Nghĩa
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5383
|
Ảnh hưởng của lượng nước tưới và loại hom đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của hom giống tiêu Vĩnh Linh
|
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng nước tưới và loại hom đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của hom giống tiêu Vĩnh Linh. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu Split-plot. Nhân tố 1 là lượng nước tưới bao gồm: 6, 8, 10 và 12 lít nước/m2/lần tưới. Nhân tố 2 là loại hom với số đốt trên hom khác nhau bao gồm: 2, 3 và 4 đốt/hom. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng nước tưới khác nhau và loại hom khác nhau cho tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của hom giâm là khác nhau. Trong điều kiện mùa mưa, tỷ lệ sống đạt 98,33%, chiều dài chồi đạt 11,00 cm, cây có 5,6 lá, tỷ lệ cây xuất vườn đạt 98,33% được quan sát ở công thức tưới 12 lít/m2/lần cho hom tiêu 3 đốt. Trong điều kiện mùa khô, công thức này cũng cho hiệu quả nhân giống cao nhất với tỷ lệ sống đạt 97,89%, chiều dài chồi đạt 12,90 cm, cây có 6,93 lá, và tỷ lệ cây xuất vườn đạt 99,16%.
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Lê Thị Tuyết Châm
3. Đinh Thái Hoàng
4. Vũ Ngọc Lan
5. Trần Anh Tuấn
6. Nguyễn Thu Huyền
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5389
|
HÀM LƯỢNG NITRAT TRONG NƯỚC NGẦM TẦNG NÔNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TƯỚI Ô NHIỄM TÍCH HỢP PHÂN BÓN
|
Trong bài báo này, tác động của nước tưới ô nhiễm tích hợp phân bón lên nitrat (NO3-) trong
nước ngầm ở các độ sâu 35 cm, 70 cm, 120 cm theo phẫu diện đất khảo sát được nghiên cứu. Kết quả
cho thấy có sự thấm nitrat xuống đất và nước ở cả 03 độ sâu, hàm lượng nitrat trong đất và nước tại
các độ sâu tăng theo mức độ ô nhiễm N trong nước tưới và phân bón. Dưới sự kiểm soát nước tưới, N
tổng số trong đất ở các độ sâu 0 – 35 cm, 0 – 70 cm và 70 – 120 cm giảm lần lượt 16,4%, 25% và
31,25% so với tưới nước ô nhiễm và bón phân. Dưới điều kiện tưới nước ô nhiễm, kiểm soát phân bón
giúp N tổng số trong đất giảm 9,4 - 19,64% so với đối chứng. Vào các đợt nước tưới có nồng độ NO3-
rất cao và tích hợp phân bón, NO3- trong nước ở độ sâu 0 – 120 cm cao hơn các đợt khác từ 2,4 – 3,8
lần. Ngoại trừ các thời điểm tích hợp phân bón và tưới nước ô nhiễm, NO3- trong nước ngầm dao động
từ 0,6 – 1,0 mg/L. Khi được kiểm soát nước tưới, HL NO3- giảm trung bình từ 1,1 – 4 lần tại độ sâu 35
cm, giảm từ 1,1-5,3 lần tại độ sâu 70 cm, giảm từ 1 – 3 lần tại độ sâu 120 cm
|
1. Nguyễn Thị Ngọc Dinh
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5392
|
Effects of Nitrogen Applications on Transpiration, Physiological, and Growth Characteristics of Sugarcane (Saccharum spp.)
|
Improving fertilizer and water use efficiencies is an important
strategy in agricultural production. This study aimed to evaluate the
effect of nitrogen fertilization on the daily whole-plant transpiration,
growth, and physiological activities of sugarcane. The pot
experiment was conducted under glass-house conditions. Five
treatments of various nitrogen application rates (0, 4, 8, 12, and
16mM) were assigned in a randomized complete block design with
three replications. The result showed that higher nitrogen
applications led to higher growth, physiological, and biomass
parameters. Nevertheless, biomass nitrogen use efficiency and
photosynthetic water use efficiency declined because of applying
nitrogen at higher rates. During the first weeks of plant growth, no
significant differences in plant height, leaf number, SPAD, and
whole-plant transpiration among nitrogen treatments indicated that
higher nitrogen added was not necessary during this time. Nitrogen
and water use efficiencies could be improved if the remaining soil
nitrogen and crop growth stage nitrogen requirements are estimated
in cultivation practice
|
1. Đinh Thái Hoàng
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Agricultural Sciences
|
Tạp chí KHNNVN (Tiếng Anh)
|
5441
|
Soybean yield, seed quality and thresh efficiency by mechanisation at different harvesting stages and postharvest ripening
|
This study determined the most appropriate and earliest soybean harvesting stage and the number of days of postharvest ripening with minimal effects on seed losses and quality when mechanical harvest and threshing were applied. Harvesting stages at four physiological maturities (60, 70, 80, and 90%) and various days of postharvest ripening treatment (1, 2, and 3 days) were applied for two soybean varieties DT12 and DT26. Harvesting at physiological maturity of 90% recorded the highest seed-shattering loss but the least seed damage (<5%) and highest seed quality, followed by a physiological maturity of 80%. There were no significant differences in seed yields between harvesting stages of 80 and 90% maturity. Harvesting soybeans at a physiological maturity of 60 and 70% resulted in no seed losses but a significant reduction in seed quality. To avoid adverse weather, an early harvest stage at a physiological maturity of 80% is suggested. Although postharvest ripening of soybeans for early harvest caused seed shattering losses (2-5%), it was necessary to ensure seed quality. These results indicate effective and practical methods for farmers at small households to use in early mechanical harvesting of soybeans.
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Vũ Thị Thúy Hằng (NH)
3. Lê Thị Tuyết Châm
4. Phạm Thị Ngọc (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5451
|
Azolla fertilizer as an alternative organic nitrogen source for malabar spinach production
|
The spread of organic farming has led to the need to develop sources of high-quality organic fertilizer. Azolla is known as a species with high nitrogen and organic content due to its fast growth and symbiotic relationship with nitrogen-fixing bacteria (Anabeana-azollae). However, little research has been done on the use of this plant as an organic fertilizer for vegetable production. The study evaluated the effects of different levels of Azolla fertilizer on the growth and yield of Malabar spinach (Basella alba). The experiment included 6 treatments: No application - control (T1); 1 t ha-1 soybean meal (T2); 16 t ha-1 cow manure (T3); 12 t ha-1Azolla fertilizer (T4); 16 t ha-1Azolla fertilizer (T5); and 20 t ha-1Azolla fertilizer (T6). The results showed that application of Azolla fertilizer at a rate of 12 to 20 t ha-1 significantly increased shoot length, number of leaves, leaf size, dry matter, leaf area index (LAI), and SPAD of Malabar spinach compared with the control or cow manure. However, yields and parameters of harvested vegetables were highest in treatments with 16 to 20 t ha-1Azolla fertilizer. The results suggest that Azolla fertilizer can be used as an alternative organic nitrogen source in organic vegetable production.
|
1. Trần Văn Quang
2. Vũ Duy Hoàng
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Agricultural Sciences
|
Tạp chí KHNNVN (Tiếng Anh)
|
5452
|
Ứng dụng hệ thống Aquaponics trong trang trí cảnh quan ban công nhà ở tại Hưng Yên
|
Công trình thiết kế cảnh quan ban công nhà ở được thực hiện tại huyện
Văn Giang – tỉnh Hưng Yên với mục đích ứng dụng hệ thống Aquaponics
vào trang trí cảnh quan. Số liệu hiện trạng, nhu cầu khách hàng được thu
thập bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và khảo sát thực địa. Ý tưởng
thiết kế thể hiện bằng các phần mềm vẽ kỹ thuật Autocad, đồ họa
SketchUp và Lumion. Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng thành công hệ
thống Aquaponics kết hợp trang trí cảnh quan ban công diện tích 10,35
m2, tổ chức không gian hợp lý với 2 khu công năng, đảm bảo tính thẩm
mỹ và thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư với mức chi phí thấp.
|
1. Phạm Thị Bích Phương
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ
|
Tạp chí KH cấp Trường
|
5517
|
Research on growth, yield and quality characteristics of imported asparagus varieties adapted to the Red River Delta, Vietnam
|
Asparagus (Asparagus officinalis L.) is known as a valuable vegetable due to its rich in anti-cancer and antioxidant compounds, vitamins, minerals, and high economic efficiency, asparagus is being expanded in production in Vietnam. Breeding asparagus varieties has not been carried out in Vietnam, so Asparagus varieties grown in Vietnam are all imported varieties. The study aimed to choose the best varieties among 12 asparagus varieties imported from the US and Netherlands for production in the Red River Delta, Vietnam. The yield of spears was assessed in the spring and autumn season 2022 using the second-year asparagus in the field of Field Crops Research Institute, Hai Duong province, Vietnam. The results indicated that Atlas F1 was the variety with the most advantages in both seasons with a low infection rate of stemblight, large diameter of spears, high dry weight of spears, high yield and yield component, and moderate vitamin C content. In addition, Purple Passion was also a special variety with high stability due to low infection rate, high dry weight, high vitamin C content in both seasons, high sugar accumulation rate in roots, root CHO, and total sugar content in autumn season 2022, although the yield productivity and yield component were low. The results also showed a positive and significant correlation between asparagus yield productivity and root brix in both seasons of 2022. The results suggested that root brix of asparagus could be the target traits for choosing varieties for production.
|
1. Nguyễn Thị Ngọc Dinh
2. Nguyễn Hồng Hạnh
3. Nguyễn Thị Ái Nghĩa
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Agriculutre and rural Development
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5523
|
Đánh giá sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) có nguồn gốc nuôi cấy mô theo hướng trồng chậu
|
Đồng tiền là một trong những loại hoa cắt cành với màu sắc và chủng loại đa dạng, có giá trị cao cả ở thị trường
trong nước và thế giới. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sinh trưởng và phát triển của 4 giống hoa Đồng tiền (Đỏ, Hồng
phấn, Cam, Vàng) có nguồn gốc từ nuôi cấy mô. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy, ở giai đoạn vườn ươm, bốn giống hoa Đồng tiền có tỷ lệ sống từ 83,33-100%, với số lá đạt
6,9-8,3 lá/cây và chiều cao cây đạt 6,44-7,28cm sau 1,5 tháng ở vườn ươm. Ở giai đoạn vườn sản xuất, tỷ lệ sống của
cả bốn giống hoa Đồng tiền đều đạt 100%, với số lá mới từ 9,5-11,5 lá/cây và chiều cao cây đạt 26,95-34,05cm sau 3,5
tháng. Đường kính cuống cụm hoa từ 5,55-6,13mm, chiều cao cuống cụm hoa từ 39,67-46,14cm. Đường kính hoa khi
nở căng đạt 8,65-9,41cm. Độ bền của hoa từ khi ra nụ đến khi hoa tàn là 29,20-31,70 ngày. Thời gian từ khi hoa nở
căng cho đến khi hoa tàn là 8,80-12,40 ngày. Cả bốn giống hoa Đồng tiền nghiên cứu đều sinh trưởng, phát triển tốt và
ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại, thích hợp để trồng tại Gia Lâm - Hà Nội.
|
1. Phùng Thị Thu Hà
2. Phạm Thị Huyền Trang
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5524
|
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của lan quế trắng (Aerides odorata Lour.) tại Gia Lâm -Hà Nội
|
Lan Quế trắng (Aerides odorata Lour.) thuộc chi Lan Giáng hương (Aerides), có hoa màu trắng xanh với hương
thơm mùi quế đặc trưng, là loại cây cảnh được ưa chuộng và còn có giá trị dược liệu. Đây là nghiên cứu chi tiết đầu
tiên về đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng của Lan Quế trắng, làm cơ sở nhận biết và là tiền đề cho các
nghiên cứu bảo tồn, nhân giống, lai tạo và chọn giống. Thí nghiệm được bố trí theo khối tuần tự không nhắc lại. Kết
quả cho thấy: Lan Quế trắng có rễ bì sinh gồm đầu rễ và miền hấp thụ có màu sắc khác biệt với 19,3 bó dẫn/rễ.
Thân màu xanh với 192,2 bó dẫn sắp xếp rải rác, kích thước 0,17-0,2 × 0,25-0,27mm. Vi phẫu lá có mô đồng hóa
hình tròn và bầu dục, bó mạch gân bên nằm ở chính giữa phiến lá và bó mạch gân chính nằm ở 1/3 phiến lá về
phía biểu bì dưới, bó dẫn gân chính có kích thước 0,19 × 0,25mm. Cụm hoa chùm, dài 20-42cm, rủ xuống, mang
15-36 hoa/cụm, đường kính hoa 2,8-3,5cm. Cụm hoa xuất hiện cuối tháng 7 đến tháng 8, nở hoa tháng 9 và kết thúc
ra hoa đầu tháng 11 với 1-2 cụm/cây, độ bền 1 hoa từ 10-13 ngày, độ bền cụm hoa từ 25-35 ngày.
|
1. Phùng Thị Thu Hà
2. Trần Anh Tuấn
3. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (CNSH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5525
|
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÀ DẠI QUẢ ĐỎ (Solanum capsicoides) TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
|
Cà dại quả đỏ (Solanum capsicoides) thuộc họ Cà (Solanaceae) vừa có công dụng làm cảnh vừa là
cây thuốc trong y học cổ truyền. Nghiên cứu này góp phần hoàn thiện dữ liệu khoa học về đặc
điểm thực vật học của Cà dại quả đỏ cho danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, làm cơ sở nhận
biết cho người thu mẫu. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng và
năng suất của Cà dại quả đỏ trong vụ xuân hè và thu đông tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trong 2 thời vụ trồng thì Cà dại quả đỏ sinh trưởng mạnh hơn ở tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng
(chiều cao cây 44,09 cm, đường kính thân 0,74 cm, số cành cấp 1 đạt 7,87 cành/cây, số lá trên
thân chính 30,6 lá/cây, kích thước lá 11,19 x 11,52 cm) trong vụ xuân hè và cho năng suất cá thể
cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với vụ thu đông.
|
1. Phùng Thị Thu Hà
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5526
|
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRỒNG CÂY LUÂN THUỲ (Spirolobium cambodianum Baill.) TẠI THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
|
Cây Luân thuỳ (Spirolobium cambodianum Baill.) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), trong dân
gian được sử dụng làm thuốc chữa sốt. Nghiên cứu này đã xác định được thời vụ trồng tốt nhất
15/8, khoảng cách trồng thích hợp nhất là 30 x 30 cm (Mật độ: 111.111 cây/ha), lượng phân bón bao
gồm 6 tấn hữu cơ vi sinh + 300 kg N + 600 kg P2O5 + 300 kg K2O; năng suất dược liệu trung bình
từ 1,46 - 1,59 tấn dược liệu khô/ha/năm. Các loại sâu ăn lá như sâu xám, sâu cuốn lá nhỏ và loài
chích hút như: rệp xơ trắng, rệp muội và rệp sáp, mức độ gây hại không phổ biến < 10% trong giai
đoạn phát tán và phổ biến từ 20 - 40% ở giai đoạn cây khép tán. Thời gian xuất hiện nhiều nhất tập
trung vào giai đoạn mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 gồm bệnh héo vàng do nấm Fusarium sp.;
thối nhũn gốc thân do nấm Pythium sp. và bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii
gây ra với mức độ ít phổ biến (<20% số lần bắt gặp).
|
1. Phùng Thị Thu Hà
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
|
Tạp chí KH quốc tế (khác)
|
5533
|
THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG TRƯỞNG THÀNH RUỒI ĐỤC QUẢ (Diptera: Tephritidae) HẠI NHÃN TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM TRỒNG NHÃN CỦA VIỆT NAM
|
The fruit fly is a major economic pest affecting the fruit production industry globally, including in Vietnam. It is also a quarantine pest in many countries. To study its impact on longan, this research collected fruit flies from five popular longan varieties (Mien Thiet, Huong Chi, T2, Ido and Tieu da bo) in five provinces of Vietnam (Hung Yen, Hai Duong, Son La, Can Tho, Tay Ninh). The study found only Bactrocera dorsalis on the fruits, with a low rate ranging from 0.36% to 2.41% across the surveyed varieties, with no significant differences. When using Methyl Eugenol baits, besides B. dorsalis, Bactrocera correcta was found in the North and B. correcta, Bactrocera umbrosa were found in the South, with an average number of trapped fruit flies ranging from 0.60 to 137.6 (flies/trap/7 days).
|
1. Nguyễn Đức Tùng
2. Hồ Thị Thu Giang
|
2023
|
Việt Nam
|
KỶ YẾU HỘI NGHỊ CÔN TRÙNG HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 11 - HÀ NỘI 2023
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5534
|
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI CỦA ONG KÝ SINH Aphidius sp. TRÊN CÂY ỚT CHUÔNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
|
Bell peppers are crops with high nutritional and economic value. However, pests, especially aphids, greatly affect yield and fruit quality. Parasitic wasp Aphidius sp. is one of the common natural enemies on aphids in Lam Dong. For information as a basis for rearing and using the parasitoid wasp Aphidius sp., in this study Aphidius sp. was reared individually with the aphid Myzus persicae to investigate their biological characteristics as well as released on bell pepper plants to evaluate their ability to control aphids. The results showed that at a temperature of 25°C, the developmental time from egg to adult was 8.10 days, the percentage of female wasp was 72.62%, and the adult molting rate of the wasp was 84.0%. The total number of eggs laid by Aphidius sp. was 189.54 eggs, each female only laid 1 egg in each aphids. The number of eggs laid was mainly concentrated on the first two days after became adult (74.20 and 73.84 eggs/female/day), the following days gradually decreased and ended on day 5. The most suitable introducing rate between the parasitoid wasp and the aphids was 1/200 in this ratio the parasitoid wasps can effectively control aphids on bell pepper plants.
|
1. Nguyễn Đức Tùng
|
2023
|
Việt Nam
|
KỶ YẾU HỘI NGHỊ CÔN TRÙNG HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 11 - HÀ NỘI 2023
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5535
|
Đặc điểm nông sinh học, sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây sacha inchi trồng tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên
|
Cây sacha inchi là cây lấy dầu lâu năm, có năng suất khá, chất lượng cao, xuất xứ từ vùng rừng mưa nhiệt đới nên có khả năng thích ứng với điều kiện nhiệt đới ẩm ở nước ta. Thí nghiệm được bố trí mỗi ô thí nghiệm gồm 30m2 x 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được trồng trên đất đồi có độ dốc nhẹ. Các chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất của cây sacha inchi và điều tra sâu bệnh hại ở một số giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây theo QCVN 01-38: 2010/ BNNPTNT. Kết quả cho thấy cây Sacha inchi trồng tại Đại Từ - Thái Nguyên sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian từ trồng đến ra hoa từ 103 – 112 ngày, đến thu hoạch quả lần đầu là 236 - 267 ngày tùy thời điểm gieo hạt. Năng suất thực thu quả trong năm đầu tiên đạt 2,05 tấn/ha. Chất lượng hạt tốt. Trong thời gian triển khai nghiên cứu có phát hiện sâu đục thân, sâu khoang, sâu róm ăn lá, sâu đục quả và nhện đỏ trích hút nhựa, trong đó sâu róm và sâu đục quả gây hại nặng hơn.
|
1. Vũ Thị Thu Hiền
|
2023
|
Việt Nam
|
Khoa học & Công nghệ - Sở KHCN tỉnh Thái Nguyên
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5602
|
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ HOM GIÂM ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY HỒ TIÊU (Piper nigrum L.)
|
Nghiên cứu nhằm xác định giá thể và hom giống (số đốt/hom) phù hợp cho nhân giống hồ tiêu tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế trong vườn ươm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Nhân tố thứ nhất là 5 loại giá thể (G1: 100% đất đỏ bazan (đất); G2: 60% đất + 40% xơ dừa; G3: 60% đất + 20% xơ dừa + 20% phân trùn quế; G4: 60% đất + 40% đá perlite; G5: 60% đất + 20% đá perlite + 20% phân trùn quế). Nhân tố thứ hai là 3 loại hom giống (H1: hom 2 đốt; H2: hom 3 đốt; H3: hom 4 đốt). Kết quả cho thấy, sử dụng xơ dừa và phân trùn quế để phối trộn giá thể và hom có số đốt cao hơn làm tăng tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi, giúp rễ hom phát triển thuận lợi và kích thích sinh trưởng của hom, đồng thời làm tăng tích lũy chất khô ở rễ và thân cành cây giống hồ tiêu. Trồng hom 4 đốt trên giá thể từ 60% đất + 20% xơ dừa + 20% phân trùn quế cho tỷ lệ sống, tỷ lệ bật chồi, sinh trưởng và sinh khối cây giống hồ tiêu tốt nhất.
|
1. Nguyễn Thị Loan (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5603
|
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DIÊM MẠCH (Chenopodium quinoa Willd.) TẠI HƯNG YÊN
|
Nghiên cứu này nhằm xác định thời vụ gieo thích hợp cho cây diêm mạch trong điều kiện vụ Xuân, ngoài đồng ruộng ở Hưng Yên. Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng và bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với ba lần nhắc lại. Thí nghiệm gồm 4 thời vụ: thời vụ 1 (TV1) gieo ngày 05/01/2023, thời vụ 2 (TV2) gieo ngày 19/01/2023, thời vụ 3 (TV3) gieo ngày 02/02/2023, thời vụ 4 (TV4) gieo ngày 16/02/2023. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời vụ gieo khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất hạt diêm mạch. Vụ Xuân, gieo hạt diêm mạch ở khung thời vụ từ 19/01 - 02/02 là thích hợp, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao (2,29 - 2,37 tấn/ha).
|
1. Trần Thị Thiêm
2. Nguyễn Thị Loan (NH)
3. Thiều Thị Phong Thu
4. Vũ Duy Hoàng
5. Nguyễn Thị Ngọc Dinh
6. Nguyễn Văn Lộc
7. Đinh Thái Hoàng
8. Nguyễn Việt Long
|
2023
|
Việt Nam
|
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5636
|
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nucifera Geartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM
|
Nghiên cứu này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái để phục vụ
công tác chọn tạo giống sen mini và góp phần đáp ứng nhu cầu chơi sen cảnh ở Việt Nam. Ba mươi mẫu giống sen
mini (kí hiệu S1-S30) thu thập tại Hà Nội, Hưng Yên và Đồng Tháp được bố trí thí nghiệm theo kiểu khảo sát tập
đoàn, không nhắc lại, thời gian nghiên cứu được thực hiện trong năm 2022 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thông qua đánh giá đặc điểm hình thái, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều tính trạng biểu hiện sự đa dạng như:
màu sắc lá non, gai trên lá, gai trên cuống lá, màu sắc nụ, màu sắc hoa… Kết quả chọn được hai mẫu giống có kích
thước cây, lá và hoa rất nhỏ có thể xếp vào loại siêu mini dùng để trồng trong chậu nhỏ để bàn (S28 và S12). Kết
quả phân tích đa dạng di truyền dựa trên 17 tính trạng hình thái cho thấy: 30 mẫu giống trong tập đoàn sen mini là
khác biệt khá rõ ràng. Hệ số tương đồng di truyền của 30 mẫu giống dao động từ 0,4-1,0. Tập đoàn 30 mẫu giống
sen mini được phân thành ba nhóm ở hệ số tương đồng 0,55, khác biệt nhau ở một số tính trạng hình thái đặc trưng
|
1. Ngô Thị Hồng Tươi
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5639
|
ẢNH HƯỞNG CỦA KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CAM THANH LÂN (Citrus reticulata Blanco), TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
|
Nhằm xác định liều lượng kali tối ưu cho cam Thanh Lân, nghiên cứu về ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cam Thanh Lân, tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh được triển khai trong 2 năm 2019, 2020. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 3 cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kali có tác dụng tăng tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả, 1 số chỉ tiêu năng suất và chất lượng cam Thanh Lân. Tuy nhiên, phân kali ít có tác động đến các tính trạng như kích thước, số hạt … Trong các công thức nghiên cứu, công thức bón 0,24 - 0,36 kg K2O/cây trên nền phân 0,23 kg N + 0,0119 kg P2O5/cây cho tỷ lệ đậu quả ổn định 1,4 - 1,5%, năng suất trung bình đạt 50,2 - 53,0 kg/cây cao hơn so với công thức đối chứng.
Từ khóa: Citrus reticulata Blanco, kali, phân bón, năng suất, chất lượng.
|
1. Đoàn Thu Thủy
|
2023
|
Việt Nam
|
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5686
|
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DÒNG LÚA CẨM MỚI CHỌN TẠO
|
Chọn tạo giống lúa cẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng anthocyanin cao và nhiễm nhẹ sâu bệnh là hết sức cần thiết. Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất và chất lượng của một số dòng lúa cẩm mới tại Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR để xác định gen kiểm soát hàm lượng anthocyanin trong mẫu gạo lúa cẩm. Kết quả đánh giá 7 dòng đã lựa chọn được 2 dòng lúa cẩm có triển vọng là C1 và C12. Các dòng triển vọng có thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày trong vụ Xuân; năng suất thực thu từ 4,52 đến 5,38 tấn/ha, tỷ lệ gạo xay từ 77,5 đến 77,8%, chiều dài hạt gạo từ 5,85 đến 6,05 mm, hàm lượng anthocyanin đạt lần lượt là 619 và 506 mg, đều mang cả 3 gen liên quan đến hàm lượng anthocyanin là Kala1, Kala3, Kala4. Như vậy, để đánh giá và lựa chọn được các dòng lúa cẩm mới có năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng anthocyanin cao cần kết hợp giữa đánh giá kiểu hình và sử dụng chỉ thị phân tử.
|
1. Trần Văn Quang
|
2023
|
Việt Nam
|
HỘI THẢO QUỐC TẾ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VỀ LÚA GẠO
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5741
|
Chọn lọc sau biến nạp gen AtZAT12 trên cây Arabidopsis
|
Nghiên cứu này nhằm chọn lọc các hạt Arabidopsis sau chuyển gen
AtZAT12 gián tiếp qua Agrobacterium tumerfaciens. ZAT12 là một yếu
tố phiên mã có chức năng ức chế yếu tố phiên mã khác là FIT thông qua
motif EAR. Bản thân FIT cũng là một yếu tố phiên mã trung tâm điều
khiển quá trình hấp thụ Fe trong điều kiện môi trường thiếu Fe. Tuy
nhiên, khi Fe được hấp thụ quá nhiều sẽ sản sinh các gốc tự do gây tổn hại
tế bào. Có lẽ đó là lý do phiên mã AtZAT12 được tăng cao còn phiên mã
của FIT bị ức chế trong điều kiện thiếu Fe kéo dài 10 ngày. Để nghiên cứu
chức năng, gen AtZAT12 đã được gắn vào vector pMDC107 để chuyển
vào cây Arabidopsis. Hạt Arabidopsis T0 thu được sau quá trình biến
nạp bằng phương pháp nhúng hoa được đặt trên môi trường thạch MS
1% Agar bổ sung Hygromycin B 15 μg/mL. Cây Arabidopsis con kháng
hygromycin B có các lá mầm dài (~ 1,0 cm), trong khi các cây con không
kháng kháng sinh có các lá mầm ngắn (~ 0,3 cm). Phương pháp chọn
lọc cải tiến rút ngắn thời gian xác định cây Arabidopsis con biến đổi gen
nhanh hơn chỉ trong 3,25 ngày. Sau đó, các cây được chọn sẽ được kiểm
tra sự có mặt của gen bằng PCR cũng như sự hoạt động của gen chuyển
AtZAT12 dưới kính hiển vi.
|
1. Lê Thị Tuyết Châm
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5749
|
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NẤM Fusarium oxysporum f. sp. cubense GÂY BỆNH HÉO VÀNG CHUỐI
|
Bệnh héo vàng chuối do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc) gây hại phổ biến ở các vùng trồng
chuối của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định chủng Foc thu thập từ một số tỉnh miền Bắc, đánh
giá đặc điểm sinh học và hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4. Các mẫu Foc được phân lập
bằng phương pháp cấy đơn bào tử, sau đó được đánh giá đặc điểm sinh học và xác định bằng PCR dựa vào cặp
mồi đặc hiệu FocTR-F/FocTR-R và W1805F/W1805R. Hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4
bằng phương pháp đồng nuôi cấy trên môi trường PDA. Kết quả của nghiên cứu này đã xác định được 03/15 mẫu
bệnh héo vàng chuối thuộc chủng 4 (Foc-TR4) chiếm 20%; 12/15 mẫu nấm thuộc chủng 1 (Foc-R1) chiếm 80%.
Tản nấm Foc-TR4 có màu trắng đến tím nhạt, không hình thành cụm bào tử. Có hai loại bào tử vô tính là bào tử nhỏ
và bảo tử lớn. Bào tử nhỏ thường không có vách ngăn, hình oval, kích thước 1,0-2,1 × 2,2-3,0µm. Bào tử lớn có 3-5
vách ngăn, hình lưỡi liềm, kích thước trung bình từ 2,6-3,2 × 9,2-35,5µm. Nấm Foc-TR4 phát triển ở nhiệt độ từ
15-35°C. Nhiệt độ tối thích cho nấm phát triển là 25°C. Độ pH thích hợp cho nấm Foc-TR4 sinh trưởng và phát triển
tốt từ pH 6,0-7,0. Kết quả đánh giá hiệu lực đối kháng đối với nấm Foc-TR4 trên môi trường PDA cho thấy nấm đối
kháng Trichoderma asperellum cho hiệu lực ức chế cao nhất (74,52%), sau đó là nấm đối kháng Chaetomium
globosum C10 là 67,35% và vi khuẩn đối kháng Bacillus velezensis YB9 là 61,33%. Nghiên cứu này đã cung cấp
thêm thông tin về chủng Foc-TR4 và phòng chống sinh học bệnh héo vàng chuối.
Từ khóa: Héo vàng chuối, Foc-TR4, phòng chống sinh học.
|
1. Nguyễn Đức Huy
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KHNNVN (Học viện)
|
5750
|
Xác định nguyên nhân gây bệnh héo vàng chuối tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Việt Nam
|
Bệnh héo vàng chuối do nấm Fusarium oxysporum f. sp cubense (Foc) còn gọi là bệnh Panama, gây hại rất nghiêm trọng cho các vùng trồng chuối trên cả nước. Bệnh đã được ghi nhận rất sớm tại Việt Nam. Các chủng nấm Foc được xác định dựa vào hình thái, đặc điểm phân tử và tính gây bệnh của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủng Foc 4 (Foc - TR4) được tìm thấy trên các mẫu chuối tiêu và chuối tây, trong khi đó chủng Foc 1 (Foc 1) chỉ gây bệnh trên chuối tây. Sử dụng cặp mồi đặc hiệu W1805F/W1805R và TR4-F/TR4-R giúp xác định nhanh, chính xác chủng nấm gây hại có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất cơ cấu giống chuối tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam.
|
1. Nguyễn Đức Huy
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5752
|
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS, VI KHUẨN GÂY SUY THOÁI VÙNG CAM TẠI HÀ GIANG
|
Để nghiên cứu đặc điểm của virus và vi khuẩn gây suy thoái vùng cam tại Hà Giang, đã tiến hành thu thập các mẫu rễ và lá cam tại 3 huyện trồng cam của tỉnh Hà Giang là Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi kiểm tra bằng PCR và RT - PCR trên 42 mẫu có triệu chứng thu thập tại 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã xác định được 24 (51,7%) mẫu nhiễm Ca.Las và 6 (14,3%) mẫu nhiễm Citrus tristeza virus (CTV). Ca.Las là nguyên nhân quan trọng cản trở sản xuất cam tại Hà Giang; Ca.Las được phát hiện thấy trên tất cả các giống cây ăn quả có múi tại 3 huyện (Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình), gồm cam chín sớm CS1, cam chín muộn V2 và chanh ta nhiễm 100%; cam Xã Đoài nhiễm 66,7%, cam Sành nhiễm 50%, chỉ có giống quýt chum không bị nhiễm. Tại điểm thu mẫu thuộc huyện Quang Bình, mức độ nhiễm Ca.Las là 16,7%, thấp hơn nhiều so với các điểm thu mẫu thuộc 2 huyện còn lại (50 - 80%).
|
1. Nguyễn Đức Huy
2. Hà Viết Cường
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5817
|
Responses to Water Deficit of Mung Bean Cultivars at the Vegetative and Flowering Stages under Greenhouse Conditions
|
Mung bean (Vigna radiata L. Wilczek) is grown mainly under
rainfed conditions, facing water deficits in different growth stages.
This study was conducted to evaluate the responses of a local cultivar,
Dau tam Thanh Hoa, and three introduced mung bean cultivars
(DX14, Mongo Labo, and TV06425) to water stress at the different
growth stages. The experiment was carried out in a greenhouse
following a completely randomized arrangement with two
replications. Drought was induced by withholding water at either the
vegetative or flowering growth stages for 20 consecutive days. The
control consisted of well-watered plants. After 8, 12, 15, and 20 days
of drought, plant available water, growth characteristics, and the
weights of fresh stems and roots were measured. After 20 days of
drought, plants were watered to assess their recovery after 7 days and
the growth characteristics, weights of fresh stems and roots, and yield
components at the harvest stage were evaluated. The results showed
that drought affected the growth, resilience, and yield-related factors
more severely at the vegetative stage than at the flowering stage. The
longer drought was imposed, the greater decline in plant growth was
observed. Despite the recovery, fresh root mass and root length were
still 40-50% and 10-30% worse than the control, respectively. Based
on the growth responses and individual yields, Dau tam Thanh Hoa
and DX14 were more tolerant to water deficit and can be used as
materials for improving the drought tolerance of mung bean.
|
1. Vũ Thị Thúy Hằng (NH)
2. Lê Thị Tuyết Châm
|
2023
|
Việt Nam
|
Vietnam Journal of Agricultural Sciences
|
Tạp chí KHNNVN (Tiếng Anh)
|
5890
|
Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến sinh trưởng và năng suất của cây diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) tại Hưng Yên
|
Nghiên cứu này nhằm xác định thời vụ gieo thích hợp cho cây diêm mạch trong điều kiện vụ Xuân, ngoài
đồng ruộng ở Hưng Yên. Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng và bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy
đủ (RCB) với ba lần nhắc lại. Thí nghiệm gồm 4 thời vụ: thời vụ 1 (TV1) gieo ngày 05/01/2023, thời vụ 2 (TV2)
gieo ngày 19/01/2023, thời vụ 3 (TV3) gieo ngày 02/02/2023, thời vụ 4 (TV4) gieo ngày 16/02/2023. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, thời vụ gieo khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất hạt diêm mạch. Vụ Xuân,
gieo hạt diêm mạch ở khung thời vụ từ 19/01 - 02/02 là thích hợp, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và đạt
năng suất cao (2,29 - 2,37 tấn/ha).
|
1. Nguyễn Thị Ngọc Dinh
2. Trần Thị Thiêm
3. Thiều Thị Phong Thu
4. Vũ Duy Hoàng
5. Nguyễn Văn Lộc
6. Đinh Thái Hoàng
7. Nguyễn Việt Long
8. Nguyễn Thị Loan (NH)
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5893
|
Ảnh hưởng của chitosan đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L23 trong vụ thu tại Gia Lâm, Hà Nội
|
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chitosan đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc L23 trong điều kiện vụ Thu tại Gia Lâm, Hà Nội được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), 3 lần lặp lại. Chitosan được phun với 4 nồng độ (0, 20, 30 và 40 ppm). Kết quả cho thấy, chitosan làm tăng sinh trưởng của giống lạc L23, bao gồm: chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1, số lá trên thân chính và khả năng tích lũy chất khô. Chitosan bón qua lá cũng ảnh hưởng tích cực đến một số chỉ tiêu sinh lý, bao gồm: chỉ số diện tích lá (LAI), hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD), cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp thuần của cây lạc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phun chitosan làm tăng năng suất giống lạc L23 so với đối chứng. Trong đó, phun chitosan nồng độ 30 ppm cho năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao nhất, đạt lần lượt là 10,82 g/cây; 42,92 tạ/ha và 29,51 tạ/ha.
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Trần Anh Tuấn
3. Phạm Thị Xuân
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|
5895
|
Ảnh hưởng của bột vỏ trứng và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 trong vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội
|
Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bột vỏ trứng và phân lân đến sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 trong điều kiện vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu lô chính - lô phụ (Split-plot design) với 3 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất là 3 lượng bón bột vỏ trứng (0, 300 và 500 kg/ha), nhân tố thứ hai là 3 lượng lân bón (30, 60 và 90 kg/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy cây trồng ở nghiệm thức được bón bột vỏ trứng sinh trưởng và cho năng suất cao hơn so với nghiệm thức không bón. Ngoài ra trên cùng một điều kiện có bón hoặc không bón bột vỏ trứng, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của giống lạc MD7 tăng với lượng lân bón tăng dần từ 30 kg/ha đến 90 kg/ha. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng
bón bột vỏ trứng 500 kg/ha kết hợp với 90 kg P2O5/ha là phù hợp để giống lạc MD7 sinh trưởng, phát triển và mang lại năng suất cao nhất trong vụ xuân tại Phú Xuyên, Hà Nội.
|
1. Vũ Ngọc Thắng
2. Dương Huyền Trang
3. Vũ Ngọc Lan
4. Nguyễn Thu Huyền
|
2023
|
Việt Nam
|
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
|
Tạp chí KH cấp Ngành
|