Ngày 08/09/2020 (thứ 3) 13h00, tại thư viện khoa Nông học buổi thảo luận chuyên môn nhóm nghiên cứu mạnh Công nghệ canh tác Rau hoa quả với chủ đề ‘Ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cho cây ăn quả có múi và cây rau”.

Trong đó TS. Chu Anh Tiệp đã trình bày bài: Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bưởi Đại Minh – bài học kinh nghiêm.

TS. Vũ Thanh Hải trình bày bài: Phòng trừ ruồi vàng trong vườn cây có múi hữu cơ

ThS. Nguyễn Thị Phượng trình bày bài: Đa dạng nông sinh học trong sản xuất rau và giống rau của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Sau khi các tác giả trình bày các thành viên và khách mời đã tham gia thảo luận về các chủ đề đã được nghiên cứu. Cuối buổi seminar, TS. Vũ Thanh Hải đã tổng kết các chủ đề thảo luận: việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm, trong đó có cây rau và các cây ăn quả có múi theo hướng sản xuất an toàn và sản xuất hữu cơ là một xu hướng tất yếu, mà nếu triển khai thành công sẽ mang lại giá trị gia tăng, an toàn cho người tiêu dùng và lợi ích thiết thực cho người sản xuất kinh doanh. Một vấn đề đáng quan tâm trong sản xuất nông nghiệp an toàn và hữu cơ là việc đưa ra các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cho các đối tượng cây trồng phải phù hợp với các quy định và nguyên tắc của mỗi hệ thống canh tác (an toàn, VietGAP, hữu cơ). Việc này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp kỹ thuật và cần tiến hành nhiều nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. Bên cạnh đó, việc xác định đa dạng nông sinh học về các loại rau và các giống rau không chỉ có ý nghĩa với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La, mà còn đóng  vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững cho hệ thống nông nghiệp, sinh thái, môi trường và kinh tế của các vùng miền khác của Việt Nam 

Một số hình ảnh 

leftcenterrightdel
 

leftcenterrightdel
 

leftcenterrightdel