│GIỚI THIỆU│NHÂN SỰ│HƯỚNG NGHIÊN CỨU│MÔN HỌC│ĐỀ TÀI│LIÊN HỆ│
░
BỘ MÔN CANH TÁC HỌC
Bộ môn Canh tác học được thành lập năm 1956. Trải qua 65 năm phát triển của Học viện, bộ môn đã nhiều lần nhập và tách với các bộ môn khác trong khoa Trồng trọt. Từ năm 1977 – 2008, bộ môn Canh tác học trực thuộc khoa Quản lý đất đai. Từ tháng 6 năm 2008 nhóm Canh tác học được tách từ bộ môn Thuỷ nông – Canh tác để thành lập Bộ môn Canh tác học trực thuộc khoa Nông học. Tuy có sự thay đổi về mặt tổ chức nhưng nhóm giảng viên, cán bộ phụ trách các môn Khoa học Canh tác luôn là tổ công tác chuyên môn độc lập. Hiện nay bộ môn có 7 thành viên, trong đó 6 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 1 kỹ thuật viên. Đa số cán bộ giảng viên đều được đào tạo từ các nước có nền khoa học nông nghiệp phát triển như Đức, Nga, Nhật, Trung Quốc. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Bộ môn luôn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào trong sản xuất và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
NHÂN SỰ BỘ MÔN
Định hướng nghiên cứu
Các nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào các vấn đề như: Nghiên cứu các biện pháp canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của các cây trồng; Nghiên cứu các đặc tính sinh học, sinh lý, cạnh tranh của dại và biện pháp kiểm soát chúng; Nghiên cứu đặc điểm nông học và sinh lý liên quan đến đặc tính chống của cây trồng trong điều kiện bất lợi như chịu hạn, chịu mặn; Nghiên cứu hệ thống canh tác bền vững như canh tác lúa – rươi cho các vùng đất bán ngập nước ven biển; hệ thống canh tác vùng bưởi đặc sản theo hướng hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái; Nghiên cứu các biện pháp canh tác và quy trình sản xuất trồng trọt hữu cơ; Nghiên cứu quy trình canh tác giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon trong sản xuất trồng trọt.
Môn học
Cao đẳng –Đại học
NH02030
|
Canh tác học
|
NH02036
|
Cỏ dại và biện pháp phòng trừ
|
NH03091
PNH03092
NH03090
NHE04002
NHE04007
NHE01006
|
Nguyên lý trồng trọt
Nhập môn nông nghiệp
Trồng trọt cơ bản
Weed science
Disscussion in crop rotation
Principles of crop production
|
Đào tạo thạc sĩ
NH07063
|
Canh tác bền vững
|
NH07064
NH07065
|
Hệ thống canh tác bền vững
Khoa học cỏ dại
|
Đào tạo tiến sĩ
NH 0821 Công nghệ cao trong trồng trọt
NH 0822 Hệ thống canh tác nhiệt đới
Danh sách đề tài nghiên cứu
Đề tài Hợp tác quốc tế:
2023-2024: Giảm phát thải khí Methane (CH4) thông qua quản lý nước trên ruộng lúa ở Việt Nam. TS. Vũ Duy Hoàng chủ trì.
Đề tài cấp Nhà nước
Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng. GVC. TS. Chu Anh Tiệp, chủ trì đề tài nhánh, Gói sản phẩm quốc gia năm 2016-2020.
Đề tài cấp Bộ
Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp một số cây dược liệu chủ lực (đinh lăng, chè dây, giảo cổ lam, đương quy, ba kích)cho vùng trồng chính”. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp Bộ 2018 - 2022
Xác định tổ hợp gốc ghép cho 2 dòng triển vọng bưởi NNH - VN50 và quýt NNH - VN52. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp Bộ 2010-2011.
Đề tài cấp Tỉnh
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác chuối theo hướng an toàn, giá trị hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Hải Dương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2022- 2023.
Xây dựng mô hình sản xuất rau dược liệu theo chuỗi giá trị hàng hóa, phục vụ người tiêu dùng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2020- 2022.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hàng hóa tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2019 – 2021.
Xây dựng mô hình trồng rau và xây dựng thương hiệu rau dược liệu làm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phục vụ người tiêu dùng tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2019 – 2020.
Xây dựng mô hình trồng bưởi theo nguyên tắc hữu cơ kết hợp với chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại Đại Minh – Yên Bình – Yên Bái, GVC.TS. Chu Anh Tiệp, năm 2019-2020.
Xây dựng mô hình trồng bưởi theo nguyên tắc hữu cơ tại Chương Mỹ - Hà Nội, GVC. TS. Chu Anh Tiệp, năm 2018-2020.
Chuyển giao công nghệ phát triển măng tây tại huyện Phú Xuyên. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2017-2019.
Xây dựng nhãn hiệu tập thể Rau Sẵng Chùa Hương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2017-2019.
Bình tuyển cây đầu dòng một số loại cây ăn quả tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2017-2019.
Áp dụng tiêu chí GACP phát triển cây sắn dây dược liệu tăng giá trị hiệu quả kinh tế tại tỉnh Hải Dương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2017-2019.
Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất lúa theo nguyên tắc hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. GVC. TS. Chu Anh Tiệp. Năm 2017-2018.
Xây dựng mô hình trình diễn một số dòng cây ăn quả mới Quýt không hạt NNH-VN52, Bưởi ngọt NNH-VN53 và Bưởi NNH-VN50 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2010-2013.
“Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất một số giống lúa, ngô chất lượng cao tại tỉnh Hà Giang”. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2010-2011.
Nghiên cứu, lựa chọn giống lúa có năng suất và chất lượng bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, phục vụ xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh Bắc Giang. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2013-2015.
Nghiên cứu phục tráng và phát triển cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2014-2015.
Ứng dụng TBKT xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nông dân Nga An, huyện Nga sơn Thanh Hoá. TS. Nguyễn Mai Thơm. Đề tài cấp tỉnh 2011-2014
“Nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác cây diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) nhập nội theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”. Thời gian thực hiện từ 7/2022-6/2024; chủ nhiệm đề tài Trần Thị Thiêm
Đề tài cấp Học viện
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến quản lý cỏ dại và sinh trưởng, năng suất của ngô rau. TS. Trần Thị Thiêm. Đề tài cấp Học viện 2020.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ và dung dịch HB101 đến sinh trưởng, năng suất giống lúa Bắc Hương 9 tại Kiến Xương – Thái Bình. TS. Nguyễn Thị Loan. Đề tài cấp Học viện 2017 – 2018.
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sử dụng cây lạc dại trồng che phủ đất theo hướng kiểm soát cỏ dại. Nguồn kinh phí từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam (T2017 -01-03). ThS Vũ Duy Hoàng chủ trì. Đề tài cấp Học viện 2017 – 2018
Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả canh tác trong vườn cây có múi ở giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nguồn kinh phí từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam (T2016-03- ĐTN). ThS Vũ Duy Hoàng chủ trì. Đề tài cấp Học viện 2016 – 2017:
Nghiên cứu sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất rau an toàn. TS. Chu Anh Tiệp. Đề tài cấp Học viện năm 2015
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) trồng vụ Đông ở Gia Lâm, Hà Nội. TS. Thiều Thị Phong Thu. Đề tài cấp Học viện 2014.
Nghiên cứu đặc tính cây cỏ lồng vực nước Echinochloa crus-galli (L.) (T2012-01-04). Nguồn kinh phí Học viện Nông nghiệp Việt Nam. ThS Vũ Duy Hoàng chủ trì. Đề tài cấp Học viện 2012-2013.
Nghiên cứu sản xuất dung dịch dinh dưỡng bón cho một số loại rau từ phế thải lò mổ. TS. Trần Thị Thiêm. Đề tài cấp Học viên 2010.
Nghiên cứu sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón trong sản xuất rau hữu cơ. TS. Vũ Duy Hoàng chủ trì
Đề tài cấp Học viện trọng điểm: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu và phương pháp ủ đến chất lượng phân hữu cơ và ứng dụng trong canh tác hoa cúc chi làm trà theo hướng hữu cơ”. Mã số: T2023-01-01TĐ. Thời gian thực hiện năm 2023-2024.10:34, chủ nhiệm Thiều Thị Phong Thu
Liên hệ
Bộ môn Canh tác học
Khoa Nông học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trầu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Phòng: A-308
Điện thoại: +84-4 62617644
Fax: +84-4 62617644