│GIỚI THIỆU│NHÂN SỰ│HƯỚNG NGHIÊN CỨU│MÔN HỌC│ĐỀ TÀI│LIÊN HỆ│
BỘ MÔN CÂY CÔNG NGHIỆP & CÂY THUỐC
Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc trước đây thuộc Ban Canh nông chuyên khoa, ra đời cùng với lịch sử thành lập trường Đại học Nông Lâm (tiền thân của Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vào năm 1956. Cùng với sự thay đổi về tổ chức của Nhà trường cho phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn lịch sử, bộ môn tồn tại độc lập hoặc sáp nhập cùng với một số bộ môn khác trong khoa. Từ năm 1988, bộ môn chính thức lấy tên là Cây Công nghiệp và Cây thuốc. Qua 65 năm xây dựng và phát triển, nhiều thế hệ giảng viên và cán bộ kỹ thuật đã làm việc tâm huyết, cống hiến trí tuệ và công sức phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Khoa Nông học cũng như của Học viện Nông nghiêp Việt Nam.
NHÂN SỰ BỘ MÔN
PGS.TS. Ninh Thị Phíp
Chức vụ: Phó trưởng khoa,
Trưởng bộ môn
Email:ntphip@vnua.edu.vn
|
|
PGS.TS. Vũ Ngọc Thắng
Chức vụ: Phó trưởng bộ môn
Phó giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển cây dược liệu
Email:vungocthang@vnua.edu.vn
|
|
TS. Đinh Thái Hoàng
Chức vụ: Giảng viên chính
Email:dthoang@vnua.edu.vn
|
|
TS. Bùi Thế Khuynh
Chức vụ: Giảng viên
Email:buithekhuynh@gmail.com
|
|
TS. Nguyễn Thị Thanh Hải
Chức vụ: Giảng viên chính
Email:thanhhai_ccn@yahoo.com
|
|
KS. Lê Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Kỹ thuật viên
Email:
|
|
ThS. Nguyễn Phương Mai
Chức vụ: Giảng viên
Email: npmai@vnua.edu.vn
|
|
|
|
Định hướng nghiên cứu
Định hướng nghiên cứu chính của Bộ môn tập trung vào: Nghiên cứu chọn tạo giống cây công nghiệp và cây dược liệu thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất của các loại cây công nghiệp và cây dược liệu.
Các nhóm cây trồng bộ môn tập trung nghiên cứu bao gồm: Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, đậu xanh, vừng, mía…); Nhóm cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu…) và nhóm cây dược liệu (đinh lăng, tam thất….)
Các môn học đảm nhiệm
Bậc cao đẳng – đại học
NH03016
|
Cây dược liệu đại cương
|
NH03074
|
Cây công nghiệp đại cương
|
NH03075
|
Cây công nghiệp chuyên khoa
|
NH03093
|
Cây dược liệu hàng năm
|
NH03094
|
Phương pháp phát triển và bảo tồn cây dược liệu
|
NH03095
|
Cây dược liệu lâu năm
|
NH03096
|
Sơ, chế biến và bảo quản dược liệu
|
NH03119
|
Rèn nghề: Thực hành sản xuất cây công nghiệp và cây thuốc
|
NH03126
|
Rèn nghề: Thực hành nhân, trồng, thu hái, sơ chế biến cây dược liệu
|
NH04002
|
Thực tập nghề nghiệp Cây công nghiệp và cây thuốc
|
NH04004
|
Thực tập nghề nghiệp Cây dược liệu
|
NH04995
|
Khóa luận tốt nghiệp
|
Đào tạo thạc sĩ
NH07059
|
Cây công nghiệp dài ngày
|
NH07061
|
Sản xuất cây thuốc chất lượng cao
|
NH07089
|
Cây công nghiệp ngắn ngày
|
Đào tạo tiến sĩ
TRTR802
|
Cây trồng và Biến đổi khí hậu
|
Danh mục đề tài nghiên cứu
Đề tài cấp Nhà nước
1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đảo cói, mật độ trồng và phơi cói. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài nhánh cấp Nhà nước “Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói”. 2008-2010.
Đề tài cấp Bộ
1. Điều tra, đánh giá nguồn gen cây thuốc tắm của người dao đỏ ở Sapa, Lào Cai và đề xuất hướng sử dụng bền vững. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2008-2010.
2. Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp một số cây dược liệu chủ lực (đinh lăng, chè dây, giảo cổ lam, đương quy, ba kích) cho vùng trồng chính. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2018-2022.
3. Nghiên cứu chọn, tạo giống cúc dược liệu (Chrysanthemum sp.) cho các vùng trồng chính tại phía Bắc. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2024-2028.
Đề tài cấp Tỉnh
1. Phục tráng giống chè vân bản sen Quảng Ninh. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp tỉnh Quảng Ninh. 2013-2015.
2. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển mô hình trồng gừng trong bao dưới tán cây ăn quả tại Hải Dương. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp tỉnh Hải Dương. 2017-2018.
3. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Mác Púp tại tỉnh Cao Bằng. PGS.TS. Vũ Ngọc Thắng. 2022-2025.
Đề tài cấp Học viện
1. So sánh một số giống đậu xanh triển vọng vụ xuân 2004 trên đất Gia Lâm, Hà Nội. PGS.TS. Vũ Ngọc Thắng. Đề tài cấp Học viện. 2004.
2. Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng, giống lạc ưu tú. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện. 2009.
3. Thu thập và đánh giá khả năng chịu mặn của một số giống lạc làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống thích ứng với biến đổi khí hậu. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện. 2012.
4. Đánh giá khả năng thích nghi của các giống diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd) nhập nội tại Gia Lâm – Hà Nội. TS. Đinh Thái Hoàng. Đề tài cấp Học viện. 2013-2014.
5. Thu thập và đánh giá nguồn gen ngải cứu (Artemisia vulgaris L) phục vụ chọn giống chất lượng cao. PGS.TS. Ninh Thị Phíp. Đề tài cấp Học viện Trọng điểm. 2013-2015.
6. Nghiên cứu một số tính trạng liên quan đến khả năng chịu mặn của cây diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd). TS. Đinh Thái Hoàng. Đề tài cấp Học viện (Dự án Việt - Bỉ). 2014.
7. Nghiên cứu tuyển chọn giống lạc có khả năng cố định đạm và hàm lượng dầu cao trong điều kiện hạn và nghèo dinh dưỡng. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện (Dự án Việt - Bỉ). 2015.
8. Phản ứng của cây đinh lăng (Polsysias fructicosa L. Harms) trong điều kiện mặn nhân tạo với một số dạng phân bón. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện. 2015.
9. Ảnh hưởng của điều kiện hạn đến sinh trưởng, phát triển của một số giống mía triển vọng. TS. Bùi Thế Khuynh. Đề tài cấp Học viện. 2017.
10. Xác định liều lượng bón silicon phù hợp cho cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall) trong điều kiện không tưới tại Hạ Hòa - Phú Thọ. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện. 2018.
11. Nghiên cứu nâng cao khả năng chịu hạn cho cây cà phê chè trong điều kiện nhà lưới. TS. Vũ Ngọc Thắng. Đề tài cấp Học viện. 2018.
12. Ảnh hưởng của mặn và nấm rễ cộng sinh đến sinh trưởng, sinh lý và hàm lượng hoạt chất cây thổ sâm cao ly. ThS. Nguyễn Phương Mai. Đề tài cấp Học viện. 2021.
13. Nghiên cứu ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng, sinh lý của mía và ứng dụng biochar làm giảm thiểu tác động của mặn và hạn cho cây mía (Saccharum officinarum L.). PGS.TS. Vũ Ngọc Thắng. Đề tài cấp Học viện Trọng điểm. 2021.
14. Nghiên cứu xác định giống hướng dương theo hướng sản xuất sinh khối làm thức ăn gia súc và ép dầu. TS. Nguyễn Thị Thanh Hải. Đề tài cấp Học viện. 2023.
15. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngập đến sự phát triển bộ rễ và sinh trưởng của mía trong điều kiẹn nhà lưới. TS. Bùi Thế Khuynh. Đề tài cấp Học viện. 2024.
Liên hệ
Bộ môn Cây Công nghiệp và Cây thuốc
Phòng: A 301-303
Khoa Nông học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội