Định hướng của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn trước mắt
Trong
“Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010” do chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh, Giáo sư Đại học Harvad (Hoa Kỳ) Michael Porter chủ trì biên soạn và công bố vào tháng 11/2010 nhấn mạnh: Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ US$ thì ngành trồng trọt chiếm đến 7 mặt hàng, trong đó hồ tiêu, điều, cà phê xếp cao nhất trên thế giới. Chất lượng một số nông sản cải thiện đáng kể như: lúa gạo, thanh long, vải, nhãn, bưởi, chè, chanh leo đã thâm nhập được các thị trường khó tính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu…
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này đã chững lại, một phần do không còn khả năng mở rộng diện tích và năng suất đã gần đạt mức tới hạn, một phần giá trị gia tăng không cao do phần lớn vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới kém. Việc xác định sản phẩm mới có hiệu quả cao, người sản xuất lãi nhiều, nhu cầu thị trường, nhất là xuất khẩu lớn, ổn định là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành và cũng là nội dung của kế hoạch tái cơ cấu theo sản phẩm và theo vùng giai đoạn 2017-2020 của ngành nông nghiệp. Cụ thể, tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 cấp sản phẩm:
1- Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
2- Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
3- Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm, thu nhập của nông dân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Với góc độ người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực trồng trọt, chúng tôi xin bàn và cụ thể hóa những nội dung theo chiến lược nêu trên.
Cần tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Chuyển mạnh đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô, đậu tương để chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích trồng sắn; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao và cây dược liệu; tiếp tục phát triển các cây công nghiệp dài ngày ở những nơi có lợi thế, theo quy hoạch.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành cần đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là rau, quả, chè; đồng thời phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trước tiên là đối với cây rau, hoa, hiện có dư địa lớn cho xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt
Hiện có 2 quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Quan niệm thứ nhất: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và tự động hoá trong hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra một quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ, có tác dụng quyết định đối với chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp.
+ Quan niệm thứ hai: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về sinh học, hoá học, cơ khí tự động, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống tốt để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm đầu được phổ biến ở các nước phát triển, tập trung ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi có nền công nghiệp phát triển, tỷ trọng nông nghiệp và lực lượng lao động nông nghiệp thấp. Quan niệm sau được hình thành tại các nước đang phát triển, cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế giảm dần nhưng lao động nông nghiệp còn cao. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra những bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm. Thành công trong lĩnh vực này là Israel, Trung Quốc, Đài Loan...
Đối tượng sản xuất nông nghiệp nào cũng có thể áp dụng công nghệ cao để mang lại năng suất và chất lượng như mong muốn, song tỷ trọng lớn hơn cả hiện nay vẫn là cây rau và hoa vì những lý do sau:
+ Phần lớn rau và hoa được trồng tại các vùng nông nghiệp ven thành phố và khu công nghiệp nơi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra liên tục, làm mất dần đất canh tác (Tp Hồ Chí Minh mỗi năm mất 1200-1500 ha, Hà Nội mất 1000-1200 ha), trong khi dân số tăng thêm, nhu cầu rau xanh và hoa tươi cũng ngày càng cao nên chỉ có ứng dụng công nghệ cao mới tăng nhanh được sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sản xuất công nghệ cao dễ kiểm soát các yếu tố đầu vào nên rau xanh có mức an toàn cao hơn.
+ Là nhóm cây trồng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất thuận: mưa, nắng nhiều, hạn, úng, nóng, lạnh… Cần có phương tiện bảo vệ để đảm bảo năng suất và chất lượng.
+ Cho giá trị kinh tế cao. Một số loài hoa (lan, lily...) tính giá trị trên m2, không tính bằng héc ta; cho năng suất cao (cà chua có thể đạt tới 600 tấn/ ha, trong khi trồng ngoài đồng năng suất trung bình gần 30 tấn/ha) và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày (các loại rau). Đầu tư công nghệ cao sẽ cho hiệu quả cao và mau thu hồi vốn hơn các ngành khác.
+ Có thể trồng trái vụ để đáp ứng nhu cầu thường xuyên do các sản phẩm này có khả năng bảo quản kém.
Thông thường nông nghiệp công nghệ cao được Nhà nước làm mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ và đào tạo; doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh.
Kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay cho thấy việc sao chép, nhập nội hoàn toàn công nghệ nước ngoài vào điều kiện sản xuất ở nước ta đều vấp thất bại hoặc cho hiệu quả kém. Các công nghệ và thiết bị, hoặc được nghiên cứu trong nước, hoặc do doanh nghiệp cải tiến đều cho hiệu quả cao như các vùng sản xuất rau hoa của tỉnh Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Nghệ An, Thanh Hóa...
Các công nghệ được nghiên cứu, cải tiến cho sản xuất rau và hoa gồm: công nghệ vòm che, công nghệ thủy canh (Hydroponics), bán thủy canh (Run to Wast), khí canh (Aeroponics), lưỡng canh (Aquaponics)... đang phát huy tác dụng ở nước ta.
Canh tác tại vùng khó khăn
Vùng nông nghiệp khó khăn gồm các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, và một phần đất đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai... Để phát triển bền vững đều cần tác động của khoa học kỹ thuật ngay từ hôm nay. Một khảo sát của tác giả Lê Đăng Lăng và cs (2014) với 300 nông dân trồng trọt tại Đắc Nông cho thấy người sản xuất vẫn quan tâm hơn cả đến các tiến bộ kỹ thuật truyền thống, giúp họ tăng năng suất cây trồng.
Những việc cần làm để tăng hiệu quả trồng trọt
Như vậy, với một địa hình trải dài trên 15 vĩ độ, gồm 7 vùng sinh thái nông nghiệp và điều kiện, trình độ sản xuất khác nhau, sự đa dạng là hướng tiếp cận quan trọng nhất. Đa dạng về đối tượng cây trồng tương ứng với sự đa dạng về thị trường cả trong nước và ngoài nước; sự đa dạng về công nghệ áp dụng đi cùng với sự đa dạng về khả năng đầu tư và trình độ canh tác và sự đa dạng về chính sách liên quan đến các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là mấu chốt cho sự bền vững của một ngành sản xuất được xem là trụ cột hàng nghìn đời nay của đất nước.
Trần Khắc Thi
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Thành Tây
Định hướng của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn trước mắt
Trong “Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010” do chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh, Giáo sư Đại học Harvad (Hoa Kỳ) Michael Porter chủ trì biên soạn và công bố vào tháng 11/2010 nhấn mạnh: Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ US$ thì ngành trồng trọt chiếm đến 7 mặt hàng, trong đó hồ tiêu, điều, cà phê xếp cao nhất trên thế giới. Chất lượng một số nông sản cải thiện đáng kể như: lúa gạo, thanh long, vải, nhãn, bưởi, chè, chanh leo đã thâm nhập được các thị trường khó tính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu…Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này đã chững lại, một phần do không còn khả năng mở rộng diện tích và năng suất đã gần đạt mức tới hạn, một phần giá trị gia tăng không cao do phần lớn vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới kém. Việc xác định sản phẩm mới có hiệu quả cao, người sản xuất lãi nhiều, nhu cầu thị trường, nhất là xuất khẩu lớn, ổn định là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành và cũng là nội dung của kế hoạch tái cơ cấu theo sản phẩm và theo vùng giai đoạn 2017-2020 của ngành nông nghiệp. Cụ thể, tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 cấp sản phẩm:
1- Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
2- Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
3- Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm, thu nhập của nông dân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Với góc độ người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực trồng trọt, chúng tôi xin bàn và cụ thể hóa những nội dung theo chiến lược nêu trên.
Cần tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Chuyển mạnh đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô, đậu tương để chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích trồng sắn; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao và cây dược liệu; tiếp tục phát triển các cây công nghiệp dài ngày ở những nơi có lợi thế, theo quy hoạch.Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành cần đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là rau, quả, chè; đồng thời phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trước tiên là đối với cây rau, hoa, hiện có dư địa lớn cho xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt
Hiện có 2 quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Quan niệm thứ nhất: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và tự động hoá trong hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra một quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ, có tác dụng quyết định đối với chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp.
+ Quan niệm thứ hai: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về sinh học, hoá học, cơ khí tự động, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống tốt để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm đầu được phổ biến ở các nước phát triển, tập trung ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi có nền công nghiệp phát triển, tỷ trọng nông nghiệp và lực lượng lao động nông nghiệp thấp. Quan niệm sau được hình thành tại các nước đang phát triển, cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế giảm dần nhưng lao động nông nghiệp còn cao. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra những bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm. Thành công trong lĩnh vực này là Israel, Trung Quốc, Đài Loan...
Đối tượng sản xuất nông nghiệp nào cũng có thể áp dụng công nghệ cao để mang lại năng suất và chất lượng như mong muốn, song tỷ trọng lớn hơn cả hiện nay vẫn là cây rau và hoa vì những lý do sau:
+ Phần lớn rau và hoa được trồng tại các vùng nông nghiệp ven thành phố và khu công nghiệp nơi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra liên tục, làm mất dần đất canh tác (Tp Hồ Chí Minh mỗi năm mất 1200-1500 ha, Hà Nội mất 1000-1200 ha), trong khi dân số tăng thêm, nhu cầu rau xanh và hoa tươi cũng ngày càng cao nên chỉ có ứng dụng công nghệ cao mới tăng nhanh được sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sản xuất công nghệ cao dễ kiểm soát các yếu tố đầu vào nên rau xanh có mức an toàn cao hơn.
+ Là nhóm cây trồng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất thuận: mưa, nắng nhiều, hạn, úng, nóng, lạnh… Cần có phương tiện bảo vệ để đảm bảo năng suất và chất lượng.
+ Cho giá trị kinh tế cao. Một số loài hoa (lan, lily...) tính giá trị trên m2, không tính bằng héc ta; cho năng suất cao (cà chua có thể đạt tới 600 tấn/ ha, trong khi trồng ngoài đồng năng suất trung bình gần 30 tấn/ha) và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày (các loại rau). Đầu tư công nghệ cao sẽ cho hiệu quả cao và mau thu hồi vốn hơn các ngành khác.
+ Có thể trồng trái vụ để đáp ứng nhu cầu thường xuyên do các sản phẩm này có khả năng bảo quản kém.
Thông thường nông nghiệp công nghệ cao được Nhà nước làm mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ và đào tạo; doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh.
Kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay cho thấy việc sao chép, nhập nội hoàn toàn công nghệ nước ngoài vào điều kiện sản xuất ở nước ta đều vấp thất bại hoặc cho hiệu quả kém. Các công nghệ và thiết bị, hoặc được nghiên cứu trong nước, hoặc do doanh nghiệp cải tiến đều cho hiệu quả cao như các vùng sản xuất rau hoa của tỉnh Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Nghệ An, Thanh Hóa...
Các công nghệ được nghiên cứu, cải tiến cho sản xuất rau và hoa gồm: công nghệ vòm che, công nghệ thủy canh (Hydroponics), bán thủy canh (Run to Wast), khí canh (Aeroponics), lưỡng canh (Aquaponics)... đang phát huy tác dụng ở nước ta.
Canh tác tại vùng khó khăn
Vùng nông nghiệp khó khăn gồm các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, và một phần đất đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai... Để phát triển bền vững đều cần tác động của khoa học kỹ thuật ngay từ hôm nay. Một khảo sát của tác giả Lê Đăng Lăng và cs (2014) với 300 nông dân trồng trọt tại Đắc Nông cho thấy người sản xuất vẫn quan tâm hơn cả đến các tiến bộ kỹ thuật truyền thống, giúp họ tăng năng suất cây trồng.
Những việc cần làm để tăng hiệu quả trồng trọt
Như vậy, với một địa hình trải dài trên 15 vĩ độ, gồm 7 vùng sinh thái nông nghiệp và điều kiện, trình độ sản xuất khác nhau, sự đa dạng là hướng tiếp cận quan trọng nhất. Đa dạng về đối tượng cây trồng tương ứng với sự đa dạng về thị trường cả trong nước và ngoài nước; sự đa dạng về công nghệ áp dụng đi cùng với sự đa dạng về khả năng đầu tư và trình độ canh tác và sự đa dạng về chính sách liên quan đến các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là mấu chốt cho sự bền vững của một ngành sản xuất được xem là trụ cột hàng nghìn đời nay của đất nước.
Trần Khắc Thi
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Thành Tây
Định hướng của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn trước mắt
Trong “Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010” do chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược cạnh tranh, Giáo sư Đại học Harvad (Hoa Kỳ) Michael Porter chủ trì biên soạn và công bố vào tháng 11/2010 nhấn mạnh: Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, hiện tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp; hàng chục ngành hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ US$ thì ngành trồng trọt chiếm đến 7 mặt hàng, trong đó hồ tiêu, điều, cà phê xếp cao nhất trên thế giới. Chất lượng một số nông sản cải thiện đáng kể như: lúa gạo, thanh long, vải, nhãn, bưởi, chè, chanh leo đã thâm nhập được các thị trường khó tính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu…Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này đã chững lại, một phần do không còn khả năng mở rộng diện tích và năng suất đã gần đạt mức tới hạn, một phần giá trị gia tăng không cao do phần lớn vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới kém. Việc xác định sản phẩm mới có hiệu quả cao, người sản xuất lãi nhiều, nhu cầu thị trường, nhất là xuất khẩu lớn, ổn định là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành và cũng là nội dung của kế hoạch tái cơ cấu theo sản phẩm và theo vùng giai đoạn 2017-2020 của ngành nông nghiệp. Cụ thể, tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại thành 3 cấp sản phẩm:
1- Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), tiến hành rà soát quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
2- Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm này để quy hoạch và đầu tư theo hướng như đối với sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương; có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô, sức cạnh tranh để bổ sung vào nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia.
3- Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương, có quy mô nhỏ, gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể, theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm, thu nhập của nông dân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Với góc độ người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực trồng trọt, chúng tôi xin bàn và cụ thể hóa những nội dung theo chiến lược nêu trên.
Cần tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Chuyển mạnh đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với sinh thái của địa phương; tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng ngô, đậu tương để chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; giảm dần diện tích trồng sắn; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ cao và cây dược liệu; tiếp tục phát triển các cây công nghiệp dài ngày ở những nơi có lợi thế, theo quy hoạch.Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành cần đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nhất là rau, quả, chè; đồng thời phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trước tiên là đối với cây rau, hoa, hiện có dư địa lớn cho xuất khẩu.
Ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt
Hiện có 2 quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Quan niệm thứ nhất: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và tự động hoá trong hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra một quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ, có tác dụng quyết định đối với chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp.
+ Quan niệm thứ hai: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về sinh học, hoá học, cơ khí tự động, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống tốt để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm đầu được phổ biến ở các nước phát triển, tập trung ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi có nền công nghiệp phát triển, tỷ trọng nông nghiệp và lực lượng lao động nông nghiệp thấp. Quan niệm sau được hình thành tại các nước đang phát triển, cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế giảm dần nhưng lao động nông nghiệp còn cao. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra những bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm. Thành công trong lĩnh vực này là Israel, Trung Quốc, Đài Loan...
Đối tượng sản xuất nông nghiệp nào cũng có thể áp dụng công nghệ cao để mang lại năng suất và chất lượng như mong muốn, song tỷ trọng lớn hơn cả hiện nay vẫn là cây rau và hoa vì những lý do sau:
+ Phần lớn rau và hoa được trồng tại các vùng nông nghiệp ven thành phố và khu công nghiệp nơi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra liên tục, làm mất dần đất canh tác (Tp Hồ Chí Minh mỗi năm mất 1200-1500 ha, Hà Nội mất 1000-1200 ha), trong khi dân số tăng thêm, nhu cầu rau xanh và hoa tươi cũng ngày càng cao nên chỉ có ứng dụng công nghệ cao mới tăng nhanh được sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sản xuất công nghệ cao dễ kiểm soát các yếu tố đầu vào nên rau xanh có mức an toàn cao hơn.
+ Là nhóm cây trồng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất thuận: mưa, nắng nhiều, hạn, úng, nóng, lạnh… Cần có phương tiện bảo vệ để đảm bảo năng suất và chất lượng.
+ Cho giá trị kinh tế cao. Một số loài hoa (lan, lily...) tính giá trị trên m2, không tính bằng héc ta; cho năng suất cao (cà chua có thể đạt tới 600 tấn/ ha, trong khi trồng ngoài đồng năng suất trung bình gần 30 tấn/ha) và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày (các loại rau). Đầu tư công nghệ cao sẽ cho hiệu quả cao và mau thu hồi vốn hơn các ngành khác.
+ Có thể trồng trái vụ để đáp ứng nhu cầu thường xuyên do các sản phẩm này có khả năng bảo quản kém.
Thông thường nông nghiệp công nghệ cao được Nhà nước làm mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ và đào tạo; doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh.
Kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay cho thấy việc sao chép, nhập nội hoàn toàn công nghệ nước ngoài vào điều kiện sản xuất ở nước ta đều vấp thất bại hoặc cho hiệu quả kém. Các công nghệ và thiết bị, hoặc được nghiên cứu trong nước, hoặc do doanh nghiệp cải tiến đều cho hiệu quả cao như các vùng sản xuất rau hoa của tỉnh Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Nghệ An, Thanh Hóa...
Các công nghệ được nghiên cứu, cải tiến cho sản xuất rau và hoa gồm: công nghệ vòm che, công nghệ thủy canh (Hydroponics), bán thủy canh (Run to Wast), khí canh (Aeroponics), lưỡng canh (Aquaponics)... đang phát huy tác dụng ở nước ta.
Canh tác tại vùng khó khăn
Vùng nông nghiệp khó khăn gồm các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, và một phần đất đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai... Để phát triển bền vững đều cần tác động của khoa học kỹ thuật ngay từ hôm nay. Một khảo sát của tác giả Lê Đăng Lăng và cs (2014) với 300 nông dân trồng trọt tại Đắc Nông cho thấy người sản xuất vẫn quan tâm hơn cả đến các tiến bộ kỹ thuật truyền thống, giúp họ tăng năng suất cây trồng.
Những việc cần làm để tăng hiệu quả trồng trọt
Như vậy, với một địa hình trải dài trên 15 vĩ độ, gồm 7 vùng sinh thái nông nghiệp và điều kiện, trình độ sản xuất khác nhau, sự đa dạng là hướng tiếp cận quan trọng nhất. Đa dạng về đối tượng cây trồng tương ứng với sự đa dạng về thị trường cả trong nước và ngoài nước; sự đa dạng về công nghệ áp dụng đi cùng với sự đa dạng về khả năng đầu tư và trình độ canh tác và sự đa dạng về chính sách liên quan đến các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là mấu chốt cho sự bền vững của một ngành sản xuất được xem là trụ cột hàng nghìn đời nay của đất nước.
Trần Khắc Thi
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Thành Tây
Ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt
Hiện có 2 quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Quan niệm thứ nhất: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin và tự động hoá trong hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra một quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ, có tác dụng quyết định đối với chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp.
+ Quan niệm thứ hai: Nông nghiệp công nghệ cao là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về sinh học, hoá học, cơ khí tự động, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống tốt để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm đầu được phổ biến ở các nước phát triển, tập trung ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi có nền công nghiệp phát triển, tỷ trọng nông nghiệp và lực lượng lao động nông nghiệp thấp. Quan niệm sau được hình thành tại các nước đang phát triển, cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế giảm dần nhưng lao động nông nghiệp còn cao. Áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra những bước đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm. Thành công trong lĩnh vực này là Israel, Trung Quốc, Đài Loan...
Đối tượng sản xuất nông nghiệp nào cũng có thể áp dụng công nghệ cao để mang lại năng suất và chất lượng như mong muốn, song tỷ trọng lớn hơn cả hiện nay vẫn là cây rau và hoa vì những lý do sau:
+ Phần lớn rau và hoa được trồng tại các vùng nông nghiệp ven thành phố và khu công nghiệp nơi quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra liên tục, làm mất dần đất canh tác (Tp Hồ Chí Minh mỗi năm mất 1200-1500 ha, Hà Nội mất 1000-1200 ha), trong khi dân số tăng thêm, nhu cầu rau xanh và hoa tươi cũng ngày càng cao nên chỉ có ứng dụng công nghệ cao mới tăng nhanh được sản lượng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sản xuất công nghệ cao dễ kiểm soát các yếu tố đầu vào nên rau xanh có mức an toàn cao hơn.
+ Là nhóm cây trồng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của các yếu tố thời tiết bất thuận: mưa, nắng nhiều, hạn, úng, nóng, lạnh… Cần có phương tiện bảo vệ để đảm bảo năng suất và chất lượng.
+ Cho giá trị kinh tế cao. Một số loài hoa (lan, lily...) tính giá trị trên m2, không tính bằng héc ta; cho năng suất cao (cà chua có thể đạt tới 600 tấn/ ha, trong khi trồng ngoài đồng năng suất trung bình gần 30 tấn/ha) và là nhu cầu thiết yếu hàng ngày (các loại rau). Đầu tư công nghệ cao sẽ cho hiệu quả cao và mau thu hồi vốn hơn các ngành khác.
+ Có thể trồng trái vụ để đáp ứng nhu cầu thường xuyên do các sản phẩm này có khả năng bảo quản kém.
Thông thường nông nghiệp công nghệ cao được Nhà nước làm mô hình trình diễn, chuyển giao công nghệ và đào tạo; doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh.
Kết quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay cho thấy việc sao chép, nhập nội hoàn toàn công nghệ nước ngoài vào điều kiện sản xuất ở nước ta đều vấp thất bại hoặc cho hiệu quả kém. Các công nghệ và thiết bị, hoặc được nghiên cứu trong nước, hoặc do doanh nghiệp cải tiến đều cho hiệu quả cao như các vùng sản xuất rau hoa của tỉnh Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Nghệ An, Thanh Hóa...
Các công nghệ được nghiên cứu, cải tiến cho sản xuất rau và hoa gồm: công nghệ vòm che, công nghệ thủy canh (Hydroponics), bán thủy canh (Run to Wast), khí canh (Aeroponics), lưỡng canh (Aquaponics)... đang phát huy tác dụng ở nước ta.
Canh tác tại vùng khó khăn
Vùng nông nghiệp khó khăn gồm các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, và một phần đất đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai... Để phát triển bền vững đều cần tác động của khoa học kỹ thuật ngay từ hôm nay. Một khảo sát của tác giả Lê Đăng Lăng và cs (2014) với 300 nông dân trồng trọt tại Đắc Nông cho thấy người sản xuất vẫn quan tâm hơn cả đến các tiến bộ kỹ thuật truyền thống, giúp họ tăng năng suất cây trồng.
Những việc cần làm để tăng hiệu quả trồng trọt
Như vậy, với một địa hình trải dài trên 15 vĩ độ, gồm 7 vùng sinh thái nông nghiệp và điều kiện, trình độ sản xuất khác nhau, sự đa dạng là hướng tiếp cận quan trọng nhất. Đa dạng về đối tượng cây trồng tương ứng với sự đa dạng về thị trường cả trong nước và ngoài nước; sự đa dạng về công nghệ áp dụng đi cùng với sự đa dạng về khả năng đầu tư và trình độ canh tác và sự đa dạng về chính sách liên quan đến các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là mấu chốt cho sự bền vững của một ngành sản xuất được xem là trụ cột hàng nghìn đời nay của đất nước.
Trần Khắc Thi
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Thành Tây