Nhóm NCM Sinh lý, Sinh thái cây trồng đã tổ chức seminar nhóm với 2 chuyên đề: “Ảnh hưởng của SA đến một số chỉ tiêu nảy mầm, sinh lý và năng suất đậu xanh trong điều kiện mặn” do ThS. Vũ Tiến Bình trình bày và “Sử dụng phân chuồng trong canh tác hữu cơ” do TS. Đỗ Thị Hường trình bày.
Đến dự buổi semiar có các thành viên của nhóm NCM Sinh lý, sinh thái cây trồng và đông đảo các thầy cô trong khoa cùng các em sinh viên tới dự.
Trong chuyên đề 1“Ảnh hưởng của SA đến một số chỉ tiêu nảy mầm, sinh lý và năng suất đậu xanh trong điều kiện mặn” do ThS. Vũ Tiến Bình cho thấy:
Xử lý SA không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, nhưng tăng nồng độ SA đã làm tăng chiều dài thân mầm và rễ mầm, khối lượng mầm, cũng như tăng chiều cao cây, diện tích lá, hàm lượng nước tương đối trong lá, chỉ số SPAD, khả năng tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của hai giống đậu xanh (ĐXVN5 và ĐXVN7) trong điều kiện mặn. Trong khi đó, độ rò rỉ ion và hàm lượng proline lại giảm theo nồng độ SA. Ở nồng độ SA 0,50 mM, cả 2 giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng và phục hồi tốt hơn trong điều kiện mặn. Năng suất cá thể của giống ĐXVN5 tăng 110,23% và giống ĐXVN7 tăng 118,77% so với công thức không xử lý SA.
|
|
|
Trong chuyên đề 2 “Sử dụng phân chuồng trong canh tác hữu cơ”, TS. Đỗ Thị Hường đã phân tích vai trò của phân chuồng trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Phân chuồng bao gồm chất bài tiết từ động vật hòa tan trong nước hoặc trộn với rơm rạ để làm tăng chất lượng OM và được sử dụng như một loại phân hữu cơ trong nông nghiệp nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Tuy nhiên, chất lượng phân chuồng phụ thuộc vào loại chất thải chăn nuôi, quá trình ủ và mức độ hoại mục. Nguồn chất thải khác nhau có hàm lượng các bon, dinh dưỡng, độ ẩm và lượng muối khác nhau. Việc lựa chọn các chất phối trộn trong quá trình ủ là rất cần thiết để làm tăng chất lượng phân chuồng. Khi chọn nguyên liệu phối trộn, không chỉ quan tâm đến tỷ lệ C/N của nó mà còn quan têm đến tỷ lệ C/P và N/P. Ẩm độ trong quá trình ủ vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến quá trình và thời gian ủ. Ủ phân là quá trình chuyển hóa từ các chất hữu cơ tươi thành các chất mùn. Quá trình hoai mục xảy ra nhờ có hoạt động của hệ vi sinh vật (vi khuẩn và nấm). Trong quá trình ủ phân, giai đoạn sinh nhiệt là vô cùng quan trọng, nhiệt độ đống ủ có thể đạt 600C, ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được mầm bệnh và cỏ dại trong phân ủ. Hoạt động của vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu xơ để tạo ra CO2, nước và năng lượng. Trong mỗi gian đoạn ủ, các chủng vi khuẩn và nấm khác nhau hoạt động để tạo ra sản phẩn cuối cùng là phân hữu cơ. Việc quản lý quá trình ủ phân phụ thuộc vào quá trình kiểm soát định kỳ về nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ ô xy trong đống ủ. Xác định hàm lượng NH4- N, NO2-N và NO3-N trong phân ủ cho phép đánh giá độ hoai mục, hiệu quả của quá trình ủ và bảo quản phân chuồng. Lựa chọn loại phân chuồng và chiến lược sử dụng dựa vào giá trị pH, hàm lượng muối, độ đậm đặc của dịch chiết từ phân chuồng và hàm lượng dinh dưỡng. Sử dụng hiệu quả N trong phân bón phải được xem xét trên cả hai phương diện là hiệu quả kinh tế và môi trường. Hiệu quả sử dụng N được đánh giá thông qua hiệu quả nông học (khối lượng bộ phận thu hoạch thu được /Kg N bón vào) hoặc hiệu quả hấp thu N (lượng N cây hấp thu được/kg N bón cho cây). Tuy nhiên, hiệu quả của việc bón N trong phân chuồng còn phụ thuộc vào phương pháp bón, chẳng hạn như bón vãi trên bề mặt, bón rãnh kết hợp với cày đất vùi lấp,…
Nhóm NCM Sinh lý, sinh thái cây trồng