Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ và đặt nông nghiệp Việt Nam trước những thời cơ và thách thức mới. Để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao là vấn đề then chốt quyết định đên năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
|
 |
Sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao thực tập nghề nghiệp tại Công ty DalatHasfarm |
Nhu cầu nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao
Theo thống kê mới nhất năm 2024, diện tích canh tác công nghệ cao đã đạt khoảng 200.000 ha, tăng 20% so với năm 2023. Năng suất cây trồng ứng dụng công nghệ cao tăng trung bình 30%, trong khi chi phí sản xuất giảm khoảng 15%. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đã xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu ước tính 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023.
Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của Nông nghiệp công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này. Theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của chính phủ, mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; xây dựng và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2030, đặt mục tiêu đạt 500.000 ha canh tác CNC và nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm CNC lên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, nông nghiệp công nghệ cao đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo Báo cáo Điều tra lao động và việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành Nông nghiệp thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao.
Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tuyển sinh đào tạo ngành Nông nghiệp công nghệ cao từ năm học 2018 – 2019. Cho đến nay, đã có 94 sinh viên tốt nghiệp và 179 sinh viên đang theo học tại Học viện. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao hoặc tự khởi nghiệp và đã khẳng định được năng lực của mình trong lĩnh vực này. Năm nay, Học viện Nông nghiệp sẽ tuyển sinh 7198 chỉ tiêu, trong đó có 145 chỉ tiêu đào tạo thuộc khối ngành Nông nghiệp và cảnh quan; ngành Nông nghiệp công nghệ cao thuộc khối ngành này.
|
 |
Sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao thực tập nghề nghiệp tại Viện Nghiên cứu Rau, hoa, quả |
|
 |
Sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao và sinh viên Nhật Bản trải nghiệm thực tế tại cơ sở sản xuất rau công nghệ cao |
Học ngành nông nghiệp công nghệ cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên được học những gì và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành này sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn sâu về:
Công nghệ điều khiển cây trồng;
Công nghệ không gian và mô hình hóa cây trồng trong nông nghiệp chính xác
Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp
Nguyên lý sản xuất rau hoa quả trong nhà có mái che
Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất cây trồng công nghệ cao
Sản xuất và quản lý cây trồng quy mô công nghiệp
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Nhà quản lý;
Cán bộ phụ trách kỹ thuật, giám sát, chỉ đạo sản xuất trong các cơ sở nông nghiệp công nghệ cao.
Cán bộ nghiên cứu/giảng dạy trong lĩnh vực nông nghiệp;
Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao;
Chuyên gia tư vấn nông nghiệp công nghệ cao.
Nơi làm việc
Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp;
Các cơ sở đào tạo/nghiên cứu về nông nghiệp;
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nôn
Như vậy, học ngành nông nghiệp công nghệ cao, bạn không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở mà mà còn đóng góp cho sự phát triển một nền nông nghiệp xanh – sạch – thông minh - xu hướng phát triển nông nghiệp tất yếu trong tương lai.
Để trở thành tân sinh viên ngành Nông nghiệp công nghệ cao tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025, liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939 để được tư vấn trực tiệp hoặc truy cập địa chỉ sau để có thông tin chi tiết.
Website: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn
Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Đỗ Thị Hường, Bộ môn Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học