Sinh viên học ngành Bảo vệ thực vật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể được lựa chọn để tham gia các khóa thực tập sinh nâng cao tay nghề tại Nhật Bản, Israel,... những nước có nền nông nghiệp rất phát triển.


hông tin tuyển sinh ngành Bảo vệ thực vật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam 

Ngành Bảo vệ thực vật luôn đóng vai trò quan trọng sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. 

Bên cạnh sứ mệnh bảo vệ sản xuất cây trồng nông nghiệp, ngành này đã mang lại giá trị hiệu quả thiết thực cho người dân là nâng cao sản lượng và giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích cây trồng. 

Đặc biệt, ngành còn đóng góp quan trọng cho việc cải thiện rõ rệt công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù Việt Nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu nhưng sản xuất trồng trọt của Việt Nam vẫn đạt được thành công to lớn, mang lại giá trị xuất khẩu trên 40 tỷ USD vào năm 2020.

Có được kết quả đó là nhờ một phần đóng góp của ngành Bảo vệ thực vật.

Bảo vệ thực vật là gì?

Bảo vệ thực vật là ngành học chuyên nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng… qua đó tổ chức xây dựng, điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật các cấp, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cho đến việc thực hiện các thao tác bảo vệ cây trồng trên đồng ruộng.

Từ đó, cải thiện thu nhập của nông dân, sản xuất những giống cây trồng bền vững và đảm bảo cân bằng sinh học.

Trước hiện trạng nền nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng chúng thiếu kiểm soát dẫn tới các tổn hại tới môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái nông nghiệp thì ngành Bảo vệ thực vật càng mang trọng trách to lớn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Sinh viên theo học ngành Bảo vệ thực vật sẽ được trang bị kiến thức tổng quát về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về dịch hại trên cây trồng (côn trùng, nhện hại, bệnh hại), các biện pháp phòng, quản lý dịch hại trên cây trồng. 

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến bảo vệ thực vật; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị cơ bản, hiện đại phục vụ hiệu quả nghiên cứu khoa học, quản lý, sản xuất và kinh doanh trong ngành bảo vệ thực vật; kỹ năng thiết kế và thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng đạt được mục tiêu thuộc lĩnh vực bảo thực vật. 

Trong quá trình học, sinh viên có thể được lựa chọn để tham gia các khóa thực tập sinh nâng cao tay nghề tại các nước như Nhật Bản, Israel, UAE…

Học ngành Bảo vệ thực vật sẽ làm gì?

Dựa theo số liệu thống kê của Tạp chí Bảo vệ thực vật thì ngành này đang rơi vào trạng thái "cháy hàng đầu ra", tức là nguồn nhân lực ngành Bảo vệ thực vật đang có dấu hiệu bị thiếu.

Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp Bảo vệ thực vật có cơ hội việc làm rộng mở và đảm nhận công việc ở nhiều vị trí khác nhau như:

Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu về bảo vệ thực vật.

Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật như: Công ty thuốc Bảo vệ thực vật Trung ương 1, Công ty thuốc khử trùng Trung ương, Công ty CP Nicotex, Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco, Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Bayer (Đức), Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ), Tập đoàn DowAgro (Hoa Kỳ)…

Làm chủ các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

Ngành Bảo vệ thực vật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam


 Sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Bảo vệ thực vật có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, tiếp cận với những kiến thức thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp bảo vệ thực vật, những tổ chức trong mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật các cấp, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu nông nghiệp trong cả nước. 

Điều này mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp.


Một tiết học thực hành phân lập nấm hại cây trồng của sinh viên ngành Bảo vệ thực vật, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 

Nếu bạn yêu thích ngành Bảo vệ thực vật và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Mã trường

Mãnhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN02

A00:Toán, Vật lí, Hóa học

B00:Toán, Hóa học, Sinh học

B08:Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

– Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

– Xét học bạlớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

– Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2021: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên hệ: Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939

Website: https://vnua.edu.vn/. Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn.

https://danviet.vn/